Tin nhanh ngân hàng ngày 18/7: VPBank giảm lãi vay đến hết năm để hỗ trợ khách hàng

06:40 | 18/07/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ngân sách đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng cho chống Covid-19; 6 tháng đầu năm 2021, ACB đạt lợi nhuận 6,4 nghìn tỷ đồng… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Tin nhanh ngân hàng ngày 17/7: Vietcombank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19Tin nhanh ngân hàng ngày 17/7: Vietcombank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Tin nhanh ngân hàng ngày 16/7: ACB giảm lãi suất cho vay tới 1% cho tất cả khách hàng hiện hữuTin nhanh ngân hàng ngày 16/7: ACB giảm lãi suất cho vay tới 1% cho tất cả khách hàng hiện hữu

VPBank giảm lãi vay đến hết năm để hỗ trợ khách hàng

VPBank triển khai chương trình giảm lãi suất cho vay từ ngày 20/7 đến hết 31/12 cho đối tượng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tin nhanh ngân hàng ngày 18/7: VPBank giảm lãi vay đến hết năm để hỗ trợ khách hàng
VPBank giảm lãi vay đến hết năm để hỗ trợ khách hàng/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chương trình giảm lãi suất cho vay áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp bị đình trệ do hoạt động trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như du lịch, khách sạn, giáo dục, nhà hàng, vận tải hành khách và tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và chỉ thị 16.

Cụ thể, đối với khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ (MIcro SME) hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nêu trên, VPBank sẽ giảm 1% đối với khoản vay tín chấp và 0,5% đối với khoản vay thế chấp. Trong đó, đối với các các khoản vay hiện hữu sẽ được áp dụng giảm từ ngày 20/7 đến hết ngày 31/12. Còn các khoản vay mới giải ngân trong khoảng từ 20/7-30/9 và có thời hạn vay dưới 6 tháng cũng được hưởng mức lãi suất hỗ trợ này trong suốt quãng thời gian vay.

Đối với những khách hàng cá nhân vay kinh doanh có thế chấp, các khoản vay hiện hữu sẽ được giảm ngay 1% cho đến hết kỳ trả nợ với khoản vay ngắn hạn và đến hết ngày 31/12/2021 với khoản vay trung và dài hạn. Với các khoản vay mới sẽ giảm 1% trong toàn thời gian vay với khoản vay ngắn hạn và giảm 1% trong kỳ đầu tiên với các khoản vay trung-dài hạn.

Đối với các khoản vay tín chấp mới của khách hàng cá nhân và các hộ kinh doanh được phê duyệt từ 20/7 đến tháng 10/2021, lãi suất áp dụng sẽ giảm 1,5% trong suốt khoản thời gian vay.

Theo đó, tổng số dư nợ của khách hàng hiện hữu và vay mới tại phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được hỗ trợ vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ vay thế chấp của khách hàng hiện hữu của phân khúc khách hàng cá nhân vào khoảng 4.000 tỷ đồng.

Dự kiến với tốc độ giải ngân khoản vay mới hiện tại thì số dư nợ giải ngân mới mà các khách hàng cá nhân được hỗ trợ lên tới 7.000-8.000 tỷ đồng cho cả hai loại khoản vay thế chấp và tín chấp.

Ngân sách đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng cho chống Covid-19

Trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”, cả ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương ưu tiên bố trí kinh phí cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Tính từ năm 2020 đến hết tháng 6/2021, ngân sách nhà nước đã chi 21.500 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch.

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính NSNN 6 tháng đầu năm 2021, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm do Bộ Tài chính tổ chức ngày 16/7 tại Hà Nội.

Trong tổng số chi phòng chống dịch, có 8.400 tỷ đồng cho mua vắc-xin, vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ các đối tượng bị cách ly, phụ cấp cho lực lượng tham gia phòng chống dịch; 13.100 tỷ đồng chi hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo các Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Để tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ mua và sử dụng vắc-xin tiêm phòng Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung 1.237 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí 13.300 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020; thành lập Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 để huy động tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

6 tháng đầu năm 2021, ACB đạt lợi nhuận 6,4 nghìn tỷ đồng

Theo đó, ngân hàng ACB cho biết, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6,4 nghìn tỷ đồng (+66% so với cùng kỳ năm trước). ACB cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng 9,4% so với năm trước, huy động tăng 1,8%, tỷ lệ nợ xấu 0,7% và tổng tài sản đạt 496 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021.

Tin nhanh ngân hàng ngày 18/7: VPBank giảm lãi vay đến hết năm để hỗ trợ khách hàng
6 tháng đầu năm 2021, ACB đạt lợi nhuận 6,4 nghìn tỷ đồng/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Biên lãi ròng (NIM - là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập tiền lãi phát sinh bởi tài sản sinh lời của ngân hàng (khoản vay và đầu tư) và các khoản chi phí chính - tiền lãi trả cho người gửi tiền) trong 6 tháng 2021 của ACB tăng 50 điểm cơ bản lên 4% so với năm 2020 nhờ tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) tăng lên 82,4%.

Trong 6 tháng 2021, ACB đã sử dụng hết 9,4% trong tổng số 9,5% hạn mức ban đầu và thông báo về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp thêm hạn mức đưa tổng hạn mức tín dụng lên 13,5%. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho rằng NIM trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ giảm 50 điểm cơ bản so với 6 tháng đầu năm 2021 do ngân hàng sẽ áp dụng việc cắt giảm lãi suất cho vay trên toàn bộ cơ sở khách hàng để hỗ trợ những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng như để thu hút thêm khách hàng mới.

Mức cắt giảm lãi suất tối đa sẽ lần lượt là 80 điểm cơ bản và 100 điểm cơ bản lần lượt đối với các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn.

Doanh thu từ thu nhập phí trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+79% so với năm trước) với 853 tỷ đồng đến từ mảng bancassurance - bao gồm cả phí tiếp cận.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Mạnh Tưởng (T/h)