Tin bất động sản ngày 6/5: Đắk Lắk dừng thực hiện dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An
Tin bất động sản ngày 4/5: Xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất rừng |
Tin bất động sản tuần qua: Lâm Đồng rà soát các dự án tại Đà Lạt và Bảo Lộc |
Đắk Lắk dừng thực hiện dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An
Vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ Mười hai, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã thống nhất dừng thực hiện và sửa đổi Nghị quyết số 09 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột.
Khu đất thực hiện dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An |
Theo thông tin từ cuộc họp, quyết định này được đưa ra sau khi HĐND tỉnh ban hành thông báo dừng việc ban hành sửa đổi cho Nghị quyết số 09, và UBND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tiến hành rà soát toàn diện các khâu và nội dung liên quan trong quá trình triển khai dự án từ đầu cho đến nay. Công tác này bao gồm nghiên cứu phương án xử lý phù hợp với quy định pháp luật, các quy hoạch và định hướng tổng quát của tỉnh và thành phố Buôn Ma Thuột.
Dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An, do Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành làm chủ đầu tư, được triển khai trên diện tích hơn 21,7 ha, đối diện với Cụm công nghiệp Tân An. Tổng mức đầu tư ước tính là 614 tỷ đồng, với thời gian triển khai trong vòng 48 tháng, từ năm 2019 đến năm 2022.
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, dự án vẫn đang là một bãi đất trống. Hiện tại, nhà đầu tư chỉ mới xây dựng một số công trình tôn ở phía đối diện với Cụm công nghiệp Tân An, mặc dù không có bất kỳ hạng mục nào của dự án đã được triển khai. Tỉnh Đắk Lắk đã cam kết thực hiện các cơ chế hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước đối với dự án, tuy nhiên, việc triển khai vẫn gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại.
Hiện tại, UBND tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phù hợp để giải quyết tình hình của dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An.
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ
UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng. Công tác kiểm định chung cư cũ cũng đang được tích cực triển khai để xác định danh mục chung cư ưu tiên cải tạo, xây dựng mới.
Công tác cải tạo chung cư cũ được thành phố Hà Nội thực hiện từ năm 2005. Tuy nhiên, 20 năm qua, Hà Nội mới hoàn thành cải tạo khoảng 1,14% trong tổng số hơn 1.500 chung cư cũ, khu tập thể cũ cần được sửa chữa, cải tạo và xây mới.
Diện tích căn hộ cũ phần lớn từ 30-50m2/căn, nhưng hầu hết người dân đều tự cơi nới, sửa chữa để sử dụng. Do không duy tu bảo trì thường xuyên nên hệ thống hạ tầng đô thị hư hại, khiến nhiều chung cư cũ tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng, một số hỏng nặng gây nguy hiểm về an toàn kỹ thuật kết cấu công trình.
Qua thống kê, tổng cộng có 401 chung cư cũ được kiểm định, thì 80 chung cư cũ nguy hiểm thuộc mức độ D, cấp độ rất nguy hiểm.
Đề án cải tạo chung cư cũ đã được thông qua, kèm theo là một số kế hoạch triển khai đã thu hút sự quan tâm của hơn 100 doanh nghiệp. Theo phân tích của các chuyên gia, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBDN thành phố và sự tham gia của doanh nghiệp công tác cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội sẽ khả quan hơn. Việc phân cấp, phân quyền và xây dựng tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư với từng dự án là rất quan trọng.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong chỉ ra một số vấn đề vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: "Thứ nhất là vấn đề lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư và người dân. Người sở hữu chung cư thì họ muốn tái định cư tại chỗ.
Vấn đề thứ 2 là quy hoạch về chiều cao cũng là một cản trở. Quy hoạch chung của những đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, việc khống chế chiều cao cũng là một trong những vấn đề đặt ra. Một vấn đề khó khăn nữa hiện nay là vấn đề vốn. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng lại chung cư cũ không đủ tiền để xây dựng hoàn toàn rồi bàn giao cho người dân, mà người dân thì không chịu bỏ tiền ra cùng doanh nghiệp".
Chuẩn bị đủ điều kiện để Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về việc chuẩn bị các điều kiện để thi hành Luật Đất đai từ 1/7.
Về triển khai Luật Đất đai năm 2024, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, sau khi Luật được Quốc hội thông qua, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khi thi hành luật đảm bảo đồng bộ, sớm đưa Luật vào cuộc sống.
Để sớm phát huy nguồn lực đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đưa các chính sách đất đai sớm đi vào cuộc sống, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7/2024.
Các Bộ và địa phương đã khẩn trương huy động các nguồn lực trong thời gian ngắn. Với tiến độ gấp, đòi hỏi chất lượng rất cao, khối lượng công việc nhiều, các Bộ, ngành, địa phương đã gấp rút triển khai xây dựng các văn bản pháp luật, nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai... để trình Chính phủ, các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao xây dựng 6 nghị định, 4 thông tư, đến nay đã hoàn thành, hiện Bộ Tư pháp đang thẩm định; trước ngày 10/5 trình Thủ tướng các nghị định, thông tư này.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, công tác tuyên truyền về Luật Đất đai hết sức quan trọng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền về Luật.
Về kỳ vọng với những chính sách về đất đai mới, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Luật Đất đai đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng; được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt các chi phí, nâng cao trách nhiệm của các Bộ ngành, địa phương; từ đó tháo gỡ vướng mắc khó khăn, rút ngắn thời gian, chi phí trong việc giải phóng nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Hà Tĩnh: Hủy bỏ Đồ án quy hoạch phân khu thị trấn Nghèn
Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc hủy bỏ Đồ án quy hoạch phân khu thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt tại Quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 04/12/2015.
Ảnh minh họa |
Sau khi thực hiện việc sáp nhập xã Tiến Lộc vào thị trấn Nghèn theo Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND tỉnh đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tỷ lệ 1/5.000 tại Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 11/01/2022. Do vậy, Đồ án quy hoạch phân khu thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt tại Quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 4/12/2015 không còn phù hợp với đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) đến năm 2035 tỷ lệ 1/5.000.
Theo đó, diện tích, phạm vi ranh giới, định hướng phát triển của thị trấn Nghèn có sự thay đổi. Do vậy, đồ án Quy hoạch phân khu thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỷ lệ 1/2.000 không còn phù hợp với đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tỷ lệ 1/5.000.
UBND tỉnh giao UBND huyện Can Lộc tổ chức công bố, công khai quyết định này; tổ chức quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng theo Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tỷ lệ 1/5.000 và các quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, thực hiện rà soát việc cập nhật vào Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tỷ lệ 1/5.000 đối với các quy hoạch chi tiết, dự án đã được lập, phê duyệt, triển khai thực hiện theo Đồ án quy hoạch phân khu thị trấn Nghèn; đề xuất phương án xử lý đối với các trường hợp chưa được cập nhật vào quy hoạch chung thị trấn Nghèn (nếu có) đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện việc quản lý trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, đầu tư, đất đai… theo đúng quy định.
Huy Tùng (T/h)
- 6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ "về đích"?
- Chủ tịch UBND TP HCM phê bình 4 ban quản lý dự án vì giải ngân đầu tư công chỉ đạt 18,1%
- Giải ngân các công trình giao thông vận tải: Có những dự án chỉ đạt 0%
- Bộ Tài chính công bố danh sách 4 doanh nghiệp được cấp phép xếp hạng tín nhiệm
- Bảo hiểm PVI tiếp tục ghi danh trên bản đồ giải thưởng khu vực
- Ngân hàng Shinhan Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm PVI ký kết hợp tác chiến lược
- PVIF: Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 tăng mạnh, đạt hơn 30 tỷ đồng
- BIC chi trả 1,9 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng tại Hà Nội
- FED sẽ hạ lãi suất mà không cần lạm phát về mốc mục tiêu 2%
- [PODCAST] Tăng trưởng GDP vượt kỳ vọng