Tin bất động sản ngày 4/5: Xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất rừng
Tin bất động sản ngày 2/5: Hơn 2.700 căn nhà ở xã hội tại TP HCM chưa được cấp sổ hồng |
Tin bất động sản ngày 3/5: Bà Rịa - Vũng Tàu thu hồi dự án Khu nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng Nam Bình |
Yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất rừng
Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các địa phương có rừng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất rừng, mua bán và xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp.
Ảnh minh họa |
Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị của Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và bảo vệ động vật, thực vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn thành phố.
Theo đó, để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư, Bộ NN&PTNT và UBND thành phố về vấn đề này.
Lực lượng công an thành phố được yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp. Đặc biệt, đối với các hành vi vi phạm như: khai thác, san ủi, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp, các hành vi săn bắt, vận chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép.
Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, chỉ huy tham gia chữa cháy rừng; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Các đơn vị như Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Cục Hải quan Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô… tùy theo nhiệm vụ, chức năng được giao kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý lâm sản và bảo vệ ĐVHD trên địa bàn.
UBND các huyện, thị xã có rừng chỉ đạo các phòng chuyên môn, các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp với Chi cục Kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn, bảo vệ các loài ĐVHD.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về lấn chiếm đất rừng, chặt phá cây rừng, san ủi, xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp và mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép.
Bắc Giang xử phạt Công ty GNL Việt Nam do xây dựng sai phép
UBND huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) vừa ban hành Quyết định số 1148/QĐ-XPHC về việc xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng đối với Công ty Cổ phần GNL Việt Nam.
Cụ thể, Công ty GNL Việt Nam có địa chỉ tại Tổ dân phố Trung Đồng, thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang do bà Phạm Thị Nghĩa chức danh Giám đốc làm đại diện pháp luật đã có hành vi vi phạm hành chính: Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp thuộc dự án Xây dựng nhà máy GNL Việt Nam.
Với hành vi vi phạm trên, Công ty Cổ phần GNL Việt Nam bị UBND huyện Hiệp Hoà phạt hành chính số tiền 110 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu Công ty phải thực hiện thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định.
Theo ông Vũ Đình Hảo - Chủ tịch UBND xã Danh Thằng huyện Hiệp Hòa, Công ty GNL Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng dự án từ năm 2023, chính quyền địa phương chỉ nắm được việc doanh nghiệp có giấy phép xây dựng chứ không rõ việc thực hiện cụ thể.
Bên cạnh đó, cán bộ địa chính của xã này cũng khẳng định, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Hiệp Hòa cũng đã kiểm tra việc xây dựng dự án nhưng không phát hiện doanh nghiệp vi phạm.
Thanh Hóa sắp có khu dân cư rộng 20ha phía Đông đường Hồ Chí Minh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư phía Đông đường Hồ Chí Minh (đối diện Công ty lâm sản Lam Sơn) xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân.
Theo đó, dự án có quy mô sử dụng đất khoảng 19,1ha, với phía Bắc giáp sông Nông Giang; phía Nam giáp đất nông nghiệp và Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn; phía Đông giáp đất nông nghiệp và công ty nước thải; phía Tây giáp đường Hồ Chí Minh.
Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở gồm: 61 công trình nhà ở xây thô, hoàn thiện mặt trước (2 căn biệt thự và 59 căn liền kề); 273 lô đất ở (gồm 189 lô đất ở liền kề và 84 lô đất ở biệt thự) được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền.
Quy mô dân số khoảng 1.320 người.
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 349 tỷ đồng, trong đó sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 314,5 tỷ đồng; Sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án là 34,431 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Tiến độ thực hiện dự án không quá 4 năm.
Trước đó, tỉnh Thanh Hóa cũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư hai khu dân cư, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng gồm: Khu dân cư mới OM42, OM43, OM44 (Khu dân cư mới phía Đông Bắc đường trục chính đô thị) tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn trị giá gần 800 tỷ đồng; khu dân cư mới Nam Đồng Nẫn 3, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn trị giá 250 tỷ đồng.
Sunland muốn rót vốn vào dự án nhà ở hơn 650 tỷ tại Nghệ An
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai.
Ảnh minh họa |
Theo đó, nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là Công ty CP Đầu tư Sunlogo - Sunland (Sunland) (địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Doanh nghiệp hoạt động từ năm 2014, với lĩnh vực chính là sản xuất đồ gỗ, xây dựng công trình nhà ở, đường sắt, đường bộ…
Dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai có tổng diện tích sử dụng đất là 5,9ha, cơ cấu sản phẩm bao gồm: nhà ở thấp tầng với 210 lô, trong đó có nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự; nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ. Quy mô dân số khoảng 1.200 người.
Tổng mức đầu tư dự án gần 670 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng khu nhà ở mới cho khu vực thị xã Hoàng Mai và các vùng lân cận với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh và đồng bộ, phù hợp với cảnh quan môi trường của khu vực, kết nối thuận lợi với trung tâm thị xã...
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cũng đã kêu gọi đầu tư cho một số dự án nhà ở như: Khu nhà ở tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò với quy mô sử dụng đất 11,95ha. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 485,4 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 24,6 tỷ đồng.
Dự án Khu du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh núi Chung, quy mô diện tích hơn 56,5ha; Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án gần 605 tỷ đồng.
Huy Tùng (T/h)
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 11/10: VN Index tăng nhẹ sau phiên giao dịch giằng co
-
DRH Holdings: Loạt công ty con nợ thuế, kinh doanh thua lỗ, sức khỏe tài chính sụt giảm
-
Điểm tin ngân hàng ngày 11/10: VietinBank dự kiến lợi nhuận 2024 đạt 26.300 tỷ đồng
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 10/10: VN Index gặp rung lắc khi tiến về vùng 1.300 điểm
- Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô ước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024
- Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
- Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư 6.061 tỷ đồng
- Huy động nguồn lực “khơi thông” nguồn vốn tín dụng xanh, tài chính xanh
- Tổng cục Thuế đối thoại trực tiếp gần 300 vấn đề liên quan đến thuế
- Tổng cục Thuế đối thoại với doanh nghiệp, người nộp thuế 5 tỉnh phía Nam
- Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tiền thuê đất lên tới 30% trong năm 2024
- Năm 2025 sẽ kiểm toán hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
- GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
- Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ Việt Nam huy động tài chính xanh