Thị trường chứng khoán thế giới ngày 16/2: Chỉ số của Mỹ tăng nhẹ
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số đã dành phần lớn thời gian trong ngày trong sắc đỏ, sau đó đảo chiều tăng. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 110,45 điểm, tương đương 0,9%, lên 12.070,59 điểm còn S&P 500 tăng 11,47 điểm, tương đương 0,3%, lên 4.147,6 điểm. Chỉ số Dow Jones cũng tăng nhẹ 38,78 điểm, tương đương 0,1%, lên 34.128,05 điểm.
Dữ liệu mới cho thấy doanh số bán lẻ đã tăng 3% trong tháng 1, phục hồi sau những đợt sụt giảm gần đây khi tăng trưởng việc làm tăng tốc.
Ross Mayfield, nhà phân tích chiến lược đầu tư tại Baird cho biết: “Những gì đang xảy ra ngày hôm nay và những gì đang diễn ra trong tháng 2 là việc bạn có rất nhiều dữ liệu tốt hơn so với mong đợi của bất kỳ ai. Nó cho thấy rằng nền kinh tế đang chống chọi lãi suất cao thực sự tốt”.
Do đó, các nhà đầu tư bắt đầu từ bỏ hy vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm, ông Mayfield nói.
Các nhà đầu tư đang cân nhắc các dấu hiệu về sức mạnh của nền kinh tế trước lo ngại rằng việc lạm phát vẫn tăng cao ngay cả sau khi đã giảm tốc trong những tháng gần đây sẽ khuyến khích Fed đẩy mạnh việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Khoảng ba phần tư các công ty trong chỉ số S&P 500 đã báo cáo thu nhập quý IV. Trong số đó, khoảng 70% đã vượt qua dự báo của các nhà phân tích về thu nhập trên mỗi cổ phiếu, theo Fact set. Tuy nhiên, các công ty thường vượt qua các kỳ vọng, vì vậy điều đó không đủ để thúc đẩy thị trường trong những tuần gần đây.
Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, với lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên 3,806% từ 3,760% hôm thứ Ba. Lợi suất trái phiếu kho bạc đã tăng đều đặn trong tháng này sau dữ liệu việc làm mạnh mẽ và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chứng khoán châu Á
Cổ phiếu châu Á hầu như tăng điểm vào thứ Năm (16/2) sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh hơn dự kiến của Mỹ đã tạo ra một đợt phục hồi ở Phố Wall.
Trong các dữ liệu mới nhất về nền kinh tế khu vực, thâm hụt thương mại của Nhật Bản đạt mức kỷ lục 3,497 nghìn tỷ Yên (26,2 tỷ USD) trong tháng Giêng. Nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng vọt trong bối cảnh chi phí năng lượng và nguyên liệu thô cao hơn và đồng yên yếu. Trong khi đó, xuất khẩu chỉ tăng 3,5%.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,71%, đóng cửa ở mức 27.696,44 điểm.
Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite giảm 0,96%, đóng cửa ở mức 3.249,03 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất dần đà tăng ở cuối phiên, đóng cửa ở mức 20.987,67 điểm sau khi tăng 0,84%.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Đỗ Khánh
-
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 1/7: Sự lạc quan về kinh tế thúc đẩy đợt phục hồi mạnh mẽ nửa đầu năm
-
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 30/6: Phố Wall tăng điểm nhờ dữ liệu lạm phát đáng khích lệ
-
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 29/6: Phố Wall tăng điểm nhẹ nhờ cổ phiếu ngân hàng
-
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/6: Phố Wall giảm điểm trước thông tin sắp có nhiều đợt tăng lãi suất
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 19/5: Dự báo tiếp tục điều chỉnh kỹ thuật, ưu tiên cổ phiếu nền tích lũy
- Chứng khoán tuần mới (từ 19 đến 23/5): Thận trọng trước sóng gió vĩ mô
- Tin nhanh chứng khoán ngày 16/5: VN Index điều chỉnh, dòng tiền suy yếu ở nhóm trụ
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/5: Rủi ro điều chỉnh tăng cao khi VN Index tiến sát vùng cản
- Tin nhanh chứng khoán ngày 15/5: Nhóm ngân hàng dẫn sóng, VN Index ngược dòng tăng nhẹ
- Tin nhanh chứng khoán ngày 14/5: VN Index vượt mốc 1.300 điểm, khối ngoại tạo đột phá mua ròng gần 2,3 nghìn tỷ
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 15/5: VN Index có thể rung lắc nhẹ, nhưng xu hướng tăng vẫn được duy trì
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/5: Cẩn trọng trước nhịp rung lắc điều chỉnh
- Tin nhanh chứng khoán ngày 13/5: VN Index tiếp đà tăng, dòng tiền mạnh nhưng áp lực chốt lời bắt đầu gia tăng
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/5: VN Index vọt qua mốc cản, liệu có 'đi xa' hay cần một nhịp nghỉ?