Thị trường chứng khoán thế giới ngày 15/2: Dow Jones giảm, Nasdaq tăng dù lạm phát cao hơn kỳ vọng
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow Jones mất 156,66 điểm, tương đương 0,46%, còn 34.089,27 điểm. Chỉ số S&P 500 gần như không thay đổi, giảm 1,16 điểm, tương đương chỉ 0,028%, xuống 4.136,13 điểm.
Trong khi đó, Nasdaq Composite trở thành ngoại lệ khi chỉ số này tăng 68,36 điểm, tương đương 0,57%, lên 11.960,15 điểm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cho thấy lạm phát hàng năm đã hạ nhiệt trong tháng thứ bảy liên tiếp xuống còn 6,4% vào tháng trước, theo dữ liệu của Bộ Lao động công bố hôm thứ Ba. Tuy nhiên, con số này cao hơn một chút so với mức 6,2% mà các nhà kinh tế mong đợi.
Lạm phát cũng tăng trong tháng 1 so với tháng trước đó, phần lớn là do chi phí nhà ở tăng cao.
Dữ liệu cho thấy khả năng cao rằng Fed sẽ không dừng lại sau khi tăng lãi suất vào tháng 3. Niềm hy vọng rằng Fed có thể tạm ngưng việc nâng lãi suất sau cuộc họp tháng 3 là động lực giúp chứng khoán tăng điểm từ đầu năm.
Maria Vassalou, đồng giám đốc đầu tư của các giải pháp đa tài sản tại Goldman Sachs Asset Management, cho biết: “Sức mạnh của lạm phát cơ bản cho thấy Fed còn nhiều việc phải làm để đưa lạm phát trở lại mức 2%”.
Bà Vassalou nói thêm rằng bà sẽ chú ý đến báo cáo doanh số bán lẻ vào thứ Tư (15/2) để xem liệu nền kinh tế có còn đủ nóng để Fed có thể phải đưa ra mức lãi suất cao hơn mức họ dự đoán hiện tại hay không.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn hai năm, vốn nhạy cảm với kỳ vọng về chính sách tiền tệ, đã tăng lên 4,620% từ mức 4,534% hôm thứ Hai, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11.
Một số nhà kinh tế cho biết dữ liệu có thể biến động từ tháng này sang tháng khác và việc tốc độ hạ nhiệt lạm phát giảm xuống là điều bình thường.
Ngoài báo cáo CPI, dữ liệu doanh số bán lẻ và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ được công bố trong tuần này, giúp nhà đầu tư hiểu thêm được sức mạnh của người tiêu dùng và tình trạng của thị trường lao động.
Chứng khoán châu Á
Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm vào thứ Tư sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố nóng hơn dự kiến. Nó càng làm tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,43% xuống 20.812,17 điểm. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite giảm 0,39% xuống 3.280,49 điểm. Sàn Nikkei 225 của Nhật Bản cũng đóng cửa thấp hơn 0,37% ở mức 27.501,86 điểm.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Đỗ Khánh
-
Điểm tin ngân hàng ngày 7/5: Nợ xấu ngân hàng vượt 1 triệu tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi còn thấp
-
ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
-
Liên danh đầu tư KĐT phức hợp Suối Tân dự kiến vay hơn 13 nghìn tỷ đồng
-
Bám sát kế hoạch năm 2025, VPBank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I
- Tin nhanh chứng khoán ngày 9/5: VN Index điều chỉnh nhẹ, thị trường tích lũy chờ bứt phá tuần tới
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9/5: Xu hướng tăng có thể kéo dài nhưng cần quan sát kháng cự kỹ thuật
- Tin nhanh chứng khoán ngày 8/5: VN Index tăng mạnh, dòng tiền tìm đến nhóm ngân hàng và chứng khoán
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/5: VN Index hướng tới 1.280 điểm, nhưng cần bám sát thông tin đàm phán thuế quan Việt - Mỹ
- Tin nhanh chứng khoán ngày 7/5: Thị trường tăng tốc, VN Index tái chiếm mốc 1.250 điểm
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/5: Giằng co tích lũy, cơ hội vẫn nghiêng về phía tăng
- Tin nhanh chứng khoán ngày 6/5: VN Index giằng co tại vùng kháng cự 1.250 điểm
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/5: Thị trường kỳ vọng tiếp đà tăng
- Tin nhanh chứng khoán ngày 5/5: Khai trương hệ thống KRX, VN Index bứt phá vượt 1.240 điểm
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 5/5: Kỳ vọng bứt phá với hỗ trợ từ hệ thống KRX và dòng tiền hưng phấn