Thế giới đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự đầu tiên”

18:55 | 27/10/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Việc thắt chặt đối với LNG và nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu lớn bị cắt giảm đã khiến thế giới phải đối mặt với "cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên".
Nguồn cung LNG từ Nga sang Trung Quốc tăng 29% trong 9 tháng đầu nămNguồn cung LNG từ Nga sang Trung Quốc tăng 29% trong 9 tháng đầu năm
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận mới về xuất khẩu khí đốtIran và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận mới về xuất khẩu khí đốt
Thế giới đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự đầu tiên”
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore hôm 25/10, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - ông Fatih Birol cho biết việc nhập khẩu LNG của châu Âu tăng vọt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine leo thang cùng với sự phục hồi tiềm năng về nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Trung Quốc sẽ khiến thị trường LNG bị siết chặt. Dự kiến sẽ chỉ có 20 tỷ m3 LNG mới được tung ra thị trường vào năm tới, theo ông Birol cảnh báo.

Thị trường LNG thắt chặt trên toàn cầu và nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu lớn bị cắt giảm đã đẩy thế giới vào "cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên".

Thế giới đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự đầu tiên”
Ông Fatih Birol - Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore ngày 25/10/2022 (Ảnh: Reuters)

Giám đốc IEA nhấn mạnh, quyết định cắt giảm mạnh sản lượng dầu ở mức 2 triệu thùng/ngày của OPEC+ là quyết định mang tính "rủi ro" bởi IEA nhận thấy rằng nhu cầu dầu trên toàn cầu có thể sẽ tăng gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Ông Birol nói rằng, ông thấy quyết định này "thực sự rất đáng tiếc".

Giá dầu, giá khí đốt tự nhiên và than đá trên toàn cầu tăng chóng mặt đang tác động đến người tiêu dùng bởi họ cũng đang phải đối phó với tình trạng lạm phát thực phẩm và dịch vụ ngày càng gia tăng.

Ông Birol cũng tin rằng châu Âu có thể vượt qua mùa đông này nếu thời tiết vẫn ôn hòa mặc dù phải vấp phải một vài khó khăn. Còn nếu thời tiết lạnh giá và kéo dài cùng với những sự cố bất ngờ xảy ra như vụ rò rỉ đường ống Nord Stream thì châu Âu sẽ phải trải qua mùa đông này với những hậu quả to lớn về kinh tế và xã hội.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Ánh Ngọc