Shell khai thác dòng khí đầu tiên từ mỏ Timi ngoài khơi Malaysia

13:56 | 29/08/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Sarawak Shell Berhad - công ty con của tập đoàn năng lượng khổng lồ Shell có trụ sở tại Anh, đã đưa vào khai thác mỏ khí đốt ở Lô SK318, nằm cách bờ biển Sarawak, ngoài khơi Malaysia khoảng 200 km.
Ecuador bắt đầu đấu thầu mỏ khí đốt lớn nhất của mìnhEcuador bắt đầu đấu thầu mỏ khí đốt lớn nhất của mình
EU sẽ khởi động đợt mua khí đốt chung thứ ba vào tháng 9EU sẽ khởi động đợt mua khí đốt chung thứ ba vào tháng 9
Shell khai thác dòng khí đầu tiên từ mỏ Timi ngoài khơi Malaysia
Giàn khoan ở mỏ Timi

Lô SK318 được điều hành bởi Sarawak Shell Berhad với 75% cổ phần tham gia, hợp tác với Petronas Carigali và Brunei Energy Exploration với lần lượt là 15% và 10% cổ phần tham gia.

Theo đối tác của Shell, Petronas, mỏ Timi ở Lô SK318 đã đạt sản lượng khí đầu tiên vào ngày 22/8/2023. Dự án khai thác này bao gồm một giàn cố định đầu giếng vệ tinh mới, được nối với trung tâm khai thác F23 thông qua đường ống dài 80 km, được lắp đặt ở độ sâu dưới nước khoảng 143 m. Đây được coi là giàn khoan cố định sâu nhất của Malaysia cho đến nay.

Mohamed Firouz Asnan, Phó chủ tịch cấp cao của Petronas, Cơ quan quản lý dầu khí Malaysia (MPM), nhận xét: “Chúng tôi rất vui khi Shell có thể tối ưu hóa khai thác mỏ Timi, giàn khoan tại mỏ này có khả năng khai thác tới 300 triệu ft3 tiêu chuẩn mỗi ngày (mmscfd) sử dụng ít hơn 5kW điện liên tục.”

Petronas cho biết cả phần trên và phần dưới của giàn khoan đều được chế tạo tại địa phương, được thiết kế để không người lái và được cung cấp năng lượng bằng hệ thống năng lượng mặt trời và gió. Việc áp dụng các nguồn năng lượng sạch hơn để cung cấp năng lượng cho các cơ sở ngoài khơi của Malaysia là một phần quan trọng trong chiến lược của MPM nhằm tạo ra một ngành công nghiệp thượng nguồn bền vững hơn.

Gần đây, Shell đã tiết lộ kế hoạch chi khoảng 40 tỷ USD cho các hoạt động kinh doanh Khí đốt tích hợp và thượng nguồn, đồng thời đầu tư 10-15 tỷ USD từ năm 2023 đến năm 2025 để hỗ trợ phát triển các giải pháp năng lượng ít carbon, bao gồm nhiên liệu sinh học, hydro, sạc xe điện và thu hồi và lưu trữ carbon (CCS).

Tập đoàn dầu mỏ này tin rằng LNG sẽ đóng “vai trò thậm chí còn lớn hơn” trong hệ thống năng lượng của tương lai so với hiện nay. Do đó, công ty cũng tiết lộ ý định chi khoảng 13 tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ này cho dầu khí, tập trung vào LNG. Kế hoạch này có khả năng nâng tổng số tiền đầu tư lên hơn 100 tỷ USD vào năm 2030.

Yến Anh

Offshore Energy