Serbia tăng tốc tích trữ khí đốt giá rẻ của Nga

03:03 | 16/12/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tổng thống Serbia - Aleksandar Vucic hy vọng đất nước của ông sẽ sớm đồng ý về việc mua thêm khí đốt của Nga với giá giảm, tổng thống nói trong một phiên họp mở của chính phủ Serbia.
Châu Âu sẽ chấm dứt hợp đồng mua khí đốt dài hạn, gây trở ngại lớn đối với NgaChâu Âu sẽ chấm dứt hợp đồng mua khí đốt dài hạn, gây trở ngại lớn đối với Nga
Gazprom Neft khánh thành đường ống dẫn khí đốt dưới biển độc đáo nhất hành tinhGazprom Neft khánh thành đường ống dẫn khí đốt dưới biển độc đáo nhất hành tinh
Serbia tăng tốc tích trữ khí đốt giá rẻ của Nga
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

"Chúng tôi gặp vấn đề nghiêm trọng về nguồn cung khí đốt. Chúng tôi nhận được mức giá 270 đô la, như lời hứa của Tổng thống Nga Vladimir Putin, phù hợp với khối lượng mà chúng tôi đã sử dụng trong năm qua". "Bây giờ chúng tôi cần thêm 6 tỷ mét khối khí đốt mỗi ngày, chúng tôi chỉ có thể mua nó tại một sàn giao dịch hàng hóa, với giá cao nhất có thể, đó là một thảm họa đối với chúng tôi. Điều đáng mừng là tình hình tài chính của chúng tôi tốt. Tôi tin rằng sau cuộc gặp với Putin và nói chuyện với Alexei Miller - Giám đốc Gazprom, Nga sẽ đáp ứng chúng tôi một nửa và vấn đề khí đốt sẽ được giải quyết, "ông nói trong phiên họp được truyền hình quốc gia phát sóng ngày 14/12 .

Giám đốc Srbijagas -Dusan Bajatovic cho biết ông dự định ký một thỏa thuận với Nga vào thứ Hai tuần sau.

Miller và Vucic đã đối thoại qua video vào ngày 7/12 để thảo luận về các vấn đề cung cấp khí đốt. Từ tháng 1 đến tháng 11/2021, nguồn cung khí đốt của Gazprom cho Serbia đã tăng 57% trong cả năm 2020.

Theo kết quả cuộc đàm phán giữa Vladimir Putin và Aleksandar Vucic vào ngày 25/11 tại Sochi, hai bên đã đạt được thỏa thuận rằng Nga sẽ giữ giá khí đốt ở mức 270 USD / 1.000 m3 cho Serbia trong sáu tháng mùa đông tới. Khi đó, Belgrade sẽ nhận được những điều kiện có lợi từ Moscow theo hợp đồng dài hạn.

Gazprom đã cung cấp khí đốt cho Serbia qua tuyến đường ống mới kể từ ngày 1/1/2021. Khí đốt được bơm từ Nga qua đường ống Turk Stream dưới đáy biển và qua Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Yến Anh