Serbia đắn đo về việc mua lượng khí đốt lớn từ Nga nhưng không thể trả mức giá cao như trước
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
"Hiện tại, theo hợp đồng dài hạn của chúng tôi, chúng tôi mua khí đốt với giá 270 đô la. Chúng tôi hiện có 161 triệu mét khối khí trong các cơ sở lưu trữ của mình; chúng tôi đã sử dụng 100 triệu mét khối [kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng]. Bây giờ chúng tôi sẽ đề nghị Tổng thống Putin cung cấp cho chúng tôi ít nhất 3 tỷ mét khối mỗi năm trong 10 năm", nhà lãnh đạo Serbia nói.
Ông Vucic cho biết: “Nhiều vấn đề phức tạp khác đã xảy ra ngày hôm qua 16/11: các nhà chức trách Đức đã đình chỉ chứng nhận Nord Stream 2 và giá khí đốt tăng từ $ 960 lên $ 1.140. Giá điện trên thị trường châu Âu hiện đang ở mức 250 euro / MW. / h trong khi ở Serbia, nó vẫn ở mức 50 euro.”
Vào ngày 1/1, Vucic đã khởi động đường ống Balkan Stream ở Serbia, tạo điều kiện cho việc cung cấp khí đốt từ Nga đến nước cộng hòa này. Đường ống ở Serbia dài 403 km với công suất 13,9 tỷ mét khối mỗi năm.
Trước đó, Vucic đã đề cập ý định thảo luận về giá khí đốt cho Serbia trong cuộc gặp với ông Vladimir Putin vào ngày 25/11 tới. Theo nhà lãnh đạo Serbia, đề xuất ban đầu của họ gồm có công thức đặt giá khí đốt ở mức 780-790 USD / nghìn mét khối. Ông thừa nhận Serbia sẽ không thể duy trì mức giá như vậy. Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Nga - Yuri Borisov nói ông hy vọng hợp đồng khí đốt dài hạn với Serbia sẽ được ký kết trước khi kết thúc năm 2021.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh