Sản lượng khai thác dầu thô của OPEC giảm trong tháng 3
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Reuters cho thấy, sản lượng của OPEC đạt trung bình 28,90 triệu thùng/ngày trong tháng 3, giảm 70.000 thùng/ngày so với tháng 2/2023 và giảm hơn 700.000 thùng/ngày so với tháng 9/2022.
Trước đó, tại cuộc họp hồi tháng 10/2022, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày (tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới), trong đó khoảng 1,27 triệu thùng/ngày sẽ đến từ 10 quốc gia tham gia OPEC, bắt đầu từ tháng 11/2022 đến hết năm 2023 nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu. Sau đó tiếp tục giữ nguyên cho đến hết tháng 3.
Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng OPEC+ (JMMC) dự kiến sẽ có một cuộc họp vào ngày 3/4 tới để thảo luận về chính sách sản lượng dầu hiện tại.
Sản lượng dầu ở Angola và Iraq sụt giảm đáng kể đã phần nào khiến cho sự tuân thủ cam kết cắt giảm của các nhà sản xuất tăng lên 173% so với mức 169% trong tháng 2.
Sản lượng dầu thấp hơn nhiều so với mục tiêu 930.000 thùng/ngày chủ yếu do nhiều nhà sản xuất - đặc biệt là Nigeria và Angola - không thể đạt được mục tiêu sản lượng theo thỏa thuận của OPEC+.
Theo cuộc khảo sát của Reuters, Ả Rập Xê-út, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vẫn duy trì mức tuân thủ của họ theo thỏa thuận của OPEC+.
Trong tháng 3, Nigeria đóng góp lớn nhất vào mức tăng sản lượng của OPEC, đưa nước này tiến gần hơn đến mục tiêu nâng sản lượng lên 1,6 triệu thùng/ngày trong quý này.
Libya, Iran và Venezuela là ba nhà sản xuất được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Theo kết quả cuộc khảo sát, sản lượng dầu của Iran và Venezuela duy trì sự ổn định, trong khi sản lượng dầu tại Libya lại giảm đáng kể.
Ánh Ngọc
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh