Politico: Mỹ bác bỏ lời kêu gọi hạ trần giá dầu Nga

08:45 | 30/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tờ Politico hôm 29/3 trích dẫn các nguồn tin cho biết, Mỹ đã phản đối lời kêu gọi của một số quốc gia thành viên EU về việc hạ trần giá bán với dầu Nga.
CEO ANZ: Khủng hoảng của ngành ngân hàng đe dọa thị trường tài chính toàn cầuCEO ANZ: Khủng hoảng của ngành ngân hàng đe dọa thị trường tài chính toàn cầu
Cuba bắt đầu chấp nhận hệ thống thanh toán MIR của NgaCuba bắt đầu chấp nhận hệ thống thanh toán MIR của Nga
Politico: Mỹ bác bỏ lời kêu gọi hạ trần giá dầu Nga
Ảnh minh họa

Theo Politico, Ba Lan và các nước vùng Baltic đã thúc giục xem xét lại mức trần giá dầu thô Nga, điều mà đáng lẽ phải được đánh giá vào giữa tháng 3. Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tiến hành đánh giá định kỳ mức giá trần hai tháng một lần, bắt đầu từ giữa tháng 1/2023.

"Mỹ không muốn thay đổi điều này, trong khi Estonia, Ba Lan và Litva đang muốn thúc đẩy xem xét lại mức giá trần. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ khó có thể xảy ra", một nhà ngoại giao EU nói với hãng tin này trước cuộc họp của các đại sứ châu Âu vào ngày 29/3 để thảo luận về các biện pháp trừng phạt và giới hạn giá dầu.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Ba Lan và Litva đã đề xuất giảm giá trần dầu Nga từ 60 USD/thùng xuống 51,45 USD/thùng. Tuy nhiên, muốn thay đổi mức giá này thì cần phải có sự nhất trí của EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).

Các nhà phân tích cho rằng động thái này sẽ gây bất lợi cho Mỹ bởi cơ chế áp giá trần này cũng ảnh hưởng lớn đến giá cả đối với các nhà sản xuất năng lượng của Mỹ.

Trước đó vào tháng 12/2022, EU đã chính thức áp lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và áp mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô của nước này. Cụ thể, biện pháp trừng phạt này cấm các tàu của EU chở các sản phẩm dầu mỏ có nguồn gốc từ Nga được mua bán ở hoặc dưới mức giá trần đặt ra, cũng áp dụng với các công ty hỗ trợ kỹ thuật, môi giới hoặc tài chính như các công ty bảo hiểm cho các hãng vận chuyển dầu mỏ tinh chế của Nga. Tiếp đó là hạn chế của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay có hiệu lực vào ngày 5/2/2023.

Để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã cấm bán dầu thô và các sản phẩm liên quan cho những quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của nước này.

Tháng trước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này dự kiến tự nguyện cắt giảm sản lượng 500.000 thùng dầu/ngày vào tháng 3 vì cho rằng điều này sẽ giúp khôi phục quan hệ thị trường

Một số chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với dầu thô của Nga sẽ tiếp tục thắt chặt nguồn cung toàn cầu.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ánh Ngọc

vietinbank
ajinomoto