Quốc gia EU bị thiệt hại nặng nề do mất cơ hội trung chuyển khí đốt của Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Dữ liệu cho thấy trong 12 tháng tính đến tháng 7 năm 2023, nước này đã vận chuyển tổng cộng 16,97 tỷ mét khối (bcm) khí đốt của Nga, với doanh thu từ việc vận chuyển lên tới 226,5 triệu euro (242,8 triệu USD).
Trong khi đó, trước cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga, quốc gia này từng vận chuyển trung bình khoảng 60 bcm hàng hóa của Nga mỗi năm. Ví dụ, trong thời gian từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020, Eustream chỉ vận chuyển chưa đầy 61 bcm và doanh thu của họ lên tới 748,04 triệu euro.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng khối lượng vận chuyển khí đốt của Nga sụt giảm là do cuộc xung đột ở Ukraine. Slovakia nhận hàng từ tuyến trung chuyển qua Ukraine, nơi lưu lượng khí đốt giảm sau khi Kiev đóng cửa trạm bơm khí quan trọng Sokhranovka vào tháng 5 năm 2022. Tập đoàn năng lượng lớn của Nga Gazprom tiếp tục cung cấp khí đốt trung chuyển qua trạm duy nhất còn lại, Sudzha, nhưng nó chỉ cho phép lưu lượng khí khoảng 40 triệu mét khối mỗi ngày.
Với lưu lượng vận chuyển giảm xuống dưới 1/3 mức trung bình trước cuộc xung đột và doanh thu giảm hơn 3 lần, các nhà phân tích Slovakia lo ngại rằng ngân sách nước này đang nhanh chóng mất đi một trong những nguồn thu nhập chính. Theo hãng tin địa phương Denník Postoj, chính phủ nhận được khoảng một nửa doanh thu của công ty Eustream thông qua thuế thu nhập hoặc cổ tức.
Hơn nữa, các nhà phân tích lo ngại rằng Slovakia có thể sớm mất liên kết hoàn toàn với khí đốt của Nga. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước, người đứng đầu tập đoàn năng lượng khổng lồ Naftogaz của Ukraine, Aleksey Chernyshov, cho biết nước ông sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Nga, vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2024.
Điều này có nghĩa là Slovakia cũng sẽ ngừng nhận hàng. Bình luận về diễn biến này, người phát ngôn của Eustream - Pavol Kubik chỉ ra rằng công ty sẽ cố gắng tìm ra giải pháp giúp họ tránh mất nguồn cung từ Nga.
Ông nói: “Đối với việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sau năm 2024, chúng tôi nghĩ rằng vấn đề này vẫn chưa kết thúc ngày hôm nay và có thể sẽ phải xảy ra các cuộc đàm phán trong tương lai ”. Ông cho biết một trong những lựa chọn để duy trì hoạt động trung chuyển có thể là một thỏa thuận ba bên, trong đó bên thứ ba sẽ nhận khí đốt tại biên giới Nga-Ukraine và tiếp tục vận chuyển nó đến EU. Ông Kubik giải thích, vì khí đốt được vận chuyển về mặt kỹ thuật sẽ không còn được coi là của Nga và Gazprom sẽ không phải là bên trả tiền cho việc vận chuyển, nên khí đốt sẽ được cho phép vận chuyển thêm qua lãnh thổ Ukraine.
Yến Anh
RT
- Châu Âu trả giá cao hơn để mua sản phẩm dầu mỏ của Nga từ nước thứ ba
- Tổng thống Biden bị cáo buộc làm cạn kiệt nguồn dự trữ dầu thô chiến lược của Mỹ
- Tổng thống Nga Putin lên kế hoạch thăm UAE, Ả Rập Xê-út trong hoàn cảnh OPEC không còn nhiều lựa chọn?
- Thị trường LNG của châu Âu đang diễn ra sôi động
- Tại sao châu Âu vẫn phải đối mặt với những cú sốc về nguồn cung khí đốt?
- Gazprom bán khí đốt cho Moldova với giá bao nhiêu?
- Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023
- EU tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga
- Nga sắp trở thành một trong những nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới
- Phân tích: Phải chăng quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu quá tốn kém?