Quá trình vận chuyển dầu của Kazakhstan qua Nga bị gián đoạn
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
"Do băng giá nghiêm trọng ở phía bắc của Kazakhstan, điện cho hai khu vực đã bị cắt, bao gồm cả một trạm bơm dầu cung cấp dầu cho mạng lưới vận chuyển dầu khí của công ty Transneft. Từ 05:00 giờ Moscow [02:00 GMT] ngày 11/1, hoạt động bơm từ Kazakhstan đã bị tạm dừng cho đến khi khôi phục đường dây điện ”, Transneft cho biết.
Việc mất điện đã ảnh hưởng đến các chuyến hàng qua đường ống Atyrau-Samara. Người phát ngôn của Transneft cho biết việc sửa chữa sự cố điện có thể sẽ mất không quá 3 ngày và Transneft không có kế hoạch chuyển hướng các lô dầu khí qua một điểm vận chuyển thay thế khác. Transneft cũng vận chuyển dầu thô của Kazakhstan từ vùng Aktobe ở Kazakhstan đến Salavat qua vùng Bashkortostan của Nga.
Lượng dầu Kazakhstan mà Transneft vận chuyển đạt trung bình 329.998 thùng / ngày vào năm 2020, tăng 1% so với năm ngoái, theo dữ liệu do đơn vị điều phối trung ương của Bộ năng lượng Nga công bố ngày 2/1.
Hầu hết các lượng dầu khí này được gửi đến cảng Ust-Luga của vùng Baltic thuộc Nga, một số được vận chuyển qua đường ống Druzhba đến Belarus và đến các quốc gia xa hơn ở châu Âu.
Transneft cũng cho biết họ dự kiến sẽ bù đắp cho sự gián đoạn tải dầu do thời tiết lạnh giá ở Siberia vào cuối tháng Giêng.
“Nhìn chung, sự gián đoạn không đáng kể và có thể được bù đắp vào cuối tháng,” Transneft cho biết.
Vào đầu tháng 1, công ty này đã ghi nhận 47 lần gián đoạn giao hàng do thời tiết lạnh bất thường.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- Nga chính thức lo ngại về tương lai nhiều chông gai của Nord Stream 2
- Nga lên kế hoạch vận chuyển LNG từ Bắc Cực đến châu Á sớm nhất từ trước đến nay
- Sau vụ tàu Fortuna của Nga bị trừng phạt, tiếp tục một công ty nữa “bỏ rơi” Nord Stream 2
- Mỹ trừng phạt hàng loạt các công ty và tàu do buôn bán dầu của Venezuela
- Nga lên án hành động phi pháp của Mỹ đối với Nord Stream 2
- Canada sẽ yêu cầu bồi thường nếu ông Biden hủy bỏ đường ống vốn gây nhiều tranh cãi
- Sản lượng than năm 2020 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục bất chấp cam kết chống biến đổi khí hậu
- Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất hoạt động khoan tại Biển Đen sau 77 ngày
- Tiêu thụ năng lượng của Nga có thể tăng nhẹ trong năm 2021
- Nhu cầu dầu dự báo sẽ tăng trong năm nay