Philippines dự kiến vận hành kho cảng LNG đầu tiên vào tháng 4
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
“Dự án này đã được lên kế hoạch thử nghiệm và vận hành vào tháng 4”, Lotilla cho biết bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ nhất của Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á.
"Điều này rất quan trọng đối với Philippines vì mỏ khí đốt tự nhiên duy nhất ở nước này đang sụt giảm. Do đó, có một số bất ổn về sản lượng", Lotilla nói.
Việc vận hành kho cảng LNG đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á này diễn ra khi hoạt động sản xuất tại Malampaya, mỏ khí đốt chính của đất nước, đang suy giảm, khiến việc phát triển cơ sở hạ tầng LNG trở nên cấp thiết hơn.
Khi được hỏi về thời gian bắt đầu nhập khẩu LNG, ông nói: "Hy vọng là vào tháng 6, nhà máy đầu tiên mà chúng ta đang nói đến sẽ đi vào hoạt động".
Linseed Field Corp. dự kiến sẽ hoàn thành kho cảng nhập khẩu LNG tích hợp đầu tiên tại Barangay Ilijan ở Thành phố Batangas, với kế hoạch vận hành vào tháng 3 và hoạt động thương mại vào tháng 4, Bộ Năng lượng của nước này cho biết.
Dự án dự kiến sẽ tiêu tốn 14,6 tỷ Peso, được thiết kế để tối ưu hóa việc tái hóa khí trên bờ, lưu trữ, và được hỗ trợ bởi một kho lưu trữ nổi. Nó được đặt sát nhà máy điện Ilijan với công suất 1.200 MW.
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ cung cấp khí cho nhà máy Ilijan, cùng với các dự án trong tương lai của SMC Global Power Holdings Corp., chẳng hạn như một dự án 850 MW sẽ vận hành thương mại trong năm nay.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Đỗ Khánh
- PetroChina thu được dòng khí đầu tiên từ mỏ bị Chevron bỏ rơi ở Trung Quốc
- OPEC hoan nghênh Iran trở lại thị trường dầu mỏ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ
- Ecopetrol và Repsol công bố phát hiện hydrocarbon ở Colombia
- Nga không có ý định cấm xuất khẩu xăng dầu
- ConocoPhillips mua lại 50% cổ phần của TotalEnergies
- Tổng quan tình hình xuất khẩu thiết bị năng lượng mặt trời của Trung Quốc
- Thỏa thuận trần nợ công Mỹ bất ngờ bao gồm dự án đường ống dẫn khí gây tranh cãi
- Đảng Lao động Anh muốn ngăn các dự án dầu khí mới trên Biển Bắc
- Mức tiêu thụ khí tự nhiên hàng năm của Trung Quốc lần đầu giảm
- Khí đốt đến EU: Nguồn cung thay đổi, rủi ro giữ nguyên?