Phát thải carbon đang trên đà đạt mức cao nhất mọi thời đại
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Một năm trước, do đại dịch Covid-19, BP đã báo cáo lượng carbon dioxide toàn cầu giảm 6% từ năm 2019 đến năm 2021. Đây là mức suy giảm lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Nhiều người dự đoán rằng lượng khí thải sẽ tăng trở lại vào năm 2021.
Có sự chênh lệch rất lớn giữa lượng khí thải carbon dioxide của các nước phát triển và của các nước đang phát triển. 38 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là các nước có thu nhập cao thường được coi là các nước phát triển. Lượng khí thải carbon dioxide ở các quốc gia này đã giảm trong 15 năm và ở mức xấp xỉ mức của 35 năm trước.
Mặt khác, các nước không thuộc OECD đã chứng kiến sự bùng nổ về tốc độ tăng phát thải carbon dioxide. Có hai lý do chính cho sự chênh lệch này.
Đầu tiên, than đá đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của các nước OECD, nhưng hiện nay nó đang bị loại bỏ dần. Các nước không thuộc OECD đang trải qua một giai đoạn phát triển tương tự bằng cách sử dụng than và điều đó đang làm tăng lượng khí thải carbon dioxide của họ.
Lý do chính thứ hai là phần lớn dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển. Mức sống của họ ngày càng tăng và điều đó thường kéo theo sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng. Mặc dù lượng phát thải bình quân đầu người ở các quốc gia này thấp, nhưng một lượng lớn dân số đang tăng nhẹ lượng khí thải bình quân đầu người đang có tác động tổng thể lớn đến lượng khí thải toàn cầu.
Nhưng điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc kiểm soát lượng khí thải carbon dioxide của thế giới. Khoảng 60% dân số thế giới sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước phát triển trên thế giới, nhưng hàng tỷ người đang tăng dần mức tiêu thụ đã là yếu tố thúc đẩy lượng khí thải carbon dioxide tăng lên trong nhiều thập kỷ.
Kể từ năm 1965, lượng khí thải carbon dioxide ở Hoa Kỳ và EU không thay đổi nhiều. Nhưng chúng đã phát triển ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2021. Lượng khí thải của châu Á - Thái Bình Dương hiện cao hơn gấp đôi lượng khí thải kết hợp của Hoa Kỳ và EU.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chivy
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh