OPEC cắt sản lượng: Một thành viên nhất quyết không tuân theo

09:19 | 02/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Angola từ chối hạn ngạch sản lượng dầu mới do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trao cho họ và cho biết họ không tuân theo hạn ngạch đó, một thách thức hiếm hoi mà tổ chức này phải đối mặt và báo trước nhiều cuộc đấu đá nội bộ hơn ở phía trước, Bloomberg đưa tin.
Angola: Làm sao để ổn định sản lượng dầu mỏ trong ngắn hạn?Angola: Làm sao để ổn định sản lượng dầu mỏ trong ngắn hạn?
Angola không có ý định rời OPEC+Angola không có ý định rời OPEC+
OPEC cắt sản lượng: Một thành viên nhất quyết không tuân theo
Ảnh minh họa

“Chúng tôi sẽ khai thác trên hạn ngạch do OPEC đưa ra,” Đại diện của Angola tại OPEC, ông Estevao Pedro, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm.

“Đây không phải là vấn đề không tuân theo OPEC; chúng tôi đã trình bày quan điểm của mình và OPEC nên xem xét điều đó,” ông nói.

Tranh cãi về hạn ngạch của các thành viên châu Phi đã trì hoãn cuộc họp mới nhất của OPEC tới 4 ngày và quyết định cuối cùng đã được đưa ra vào thứ Năm. Mặc dù đã xem xét lại, Angola vẫn được trao một hạn ngạch mà họ cho là không công bằng.

Ông Pedro cho biết Angola, nhà khai thác dầu thô lớn thứ hai châu Phi, sẽ bơm 1,18 triệu thùng/ngày từ tháng 1, cao hơn hạn ngạch 1,11 triệu thùng được đặt ra trong thỏa thuận OPEC hôm thứ Năm.

Vào tháng 6, Angola, Congo và Nigeria đã bị Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, thúc đẩy chấp nhận giảm mục tiêu sản lượng cho năm 2024 với lý do khả năng khai thác của họ đang giảm sút. Thỏa thuận vào tháng 6 chỉ đạt được sau khi các nước được hứa tiến hành đánh giá lại vụ việc này.

Tuy nhiên, đợt đánh giá đã phản ánh năng lực thấp hơn - và kết quả là hạn ngạch thấp hơn.

Ông Pedro tuần trước cho biết nước này sẽ vẫn là thành viên OPEC bất chấp tranh chấp. Vào thứ năm, ông ấy có vẻ ít chắc chắn hơn.

Ông nói: “Câu hỏi liệu Angola có còn ở lại OPEC hay không là quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất”.

Sự thách thức sẽ gợi lại những ký ức đau buồn về việc Ecuador bị loại khỏi nhóm. Quốc gia Nam Mỹ cho biết họ sẽ vi phạm hạn ngạch vào năm 2017 và cuối cùng phải rời đi.

Đỗ Khánh

Bloomberg