Nigeria được chọn để thay thế khí đốt từ Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, châu Âu đã giảm đáng kể việc nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga.
Châu Âu đã tránh được cuộc khủng hoảng năng lượng dự kiến vào mùa đông năm 2022/2023 bằng cách giảm mức tiêu thụ năng lượng và tìm nhà cung cấp thay thế, bao gồm cả các nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng đường biển.
Trong chuyến thăm nhà máy LNG Nigeria trên đảo Bonny ở bang Rivers, bà Simson cho biết EU vẫn có tiềm năng nhập khẩu thêm khí đốt từ Nigeria cho đến năm 2027 khi EU chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Bà nói: “EU đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng chúng tôi cũng cần tăng cường mối quan hệ với các đối tác LNG đáng tin cậy như Nigeria trong thời gian ngắn. Điều này giúp chúng tôi bù đắp một phần khoảng trống về nguồn cung trước đây của Nga để lại trong khi dần chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch”.
EU đã nhập khẩu 9,4 tỷ mét khối LNG từ Nigeria nhưng vẫn còn tiềm năng để nhập khẩu nhiều hơn nữa, đặc biệt là từ nay đến năm 2027, bà cho biết.
Nigeria LNG, có công suất 22 triệu tấn mỗi năm, vận chuyển phần lớn sản phẩm của mình tới khách hàng ở châu Âu. Nó cũng có hơn 70 thỏa thuận giao ngay trên khắp các thị trường LNG lớn.
Theo báo cáo từ Liên minh Khí đốt Quốc tế (IGU), Nigeria đã đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách 20 nhà xuất khẩu LNG toàn cầu lớn nhất vào năm 2022, với sản lượng 14,7 triệu tấn LNG. Nigeria, Qatar và Nga được dự báo sẽ trở thành 3 nhà xuất khẩu LNG lớn nhất sang châu Âu sau Mỹ.
Đỗ Khánh
Zawya
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh