Những rủi ro khi mua nhà qua Hợp đồng ủy quyền

11:57 | 06/09/2019

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tôi mua căn nhà của Anh Xuân nhưng do anh Xuân đi Nước ngoài và Anh Xuân cũng làm hợp đồng ủy quyền cho em trai mình bán căn nhà ấy cho tôi ? Vậy việc mua như vậy có rủi ro gì không ?
nhung rui ro khi mua nha qua hop dong uy quyen

Độc giả hỏi:

Chào Luật sư, hiện tôi đang định mua căn nhà của Anh Xuân nhưng do anh Xuân đi Nước ngoài và Anh Xuân cũng làm hợp đồng ủy quyền cho Anh Bách (em Anh Xuân) bán căn nhà ấy cho tôi ?

Tôi muốn hỏi Luật sư là việc mua như vậy có rủi ro gì không ?

Luật sư trả lời:

Luật sư Tạ Quốc Cường, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Sự thật trả lời độc giả như sau:

Căn cứ Điều 194, 195 BLDS năm 2013 quy định như sau:

“Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”

“Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”

Như vậy, việc mà anh Xuân ủy quyền cho anh Bách (em anh Xuân) định đoạt mảnh đất mà bạn định mua là được pháp luật công nhận và bảo vệ nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro sau:

Thứ nhất, Thiếu thông tin của chủ sử dụng đất: Bên mua không có nhiêu thông tin và không được kiểm tra hồ sơ gốc về bên bán, có sự thay đổi giấy tờ cá nhân người ủy quyền, người nhận ủy quyền mất nên Hợp đồng ủy quyền không còn giá trị. Hoặc Bên mua cũng không xác định được hơp đồng ủy quyền này đã bị đơn phương chấm dứt hay chưa ? Người ủy quyền còn sống hay đã chết ?

Thứ hai, Rủi ro giao dịch giả cách: Với giao dịch giả cách mua bán nhưng bằng văn bản ủy quyền lại thì dễ bị tuyên hợp đồng vô hiệu, tài sản bị diện tranh chấp, bị diện tẩu tán tài sản trốn tránh thi hành án,…

Thứ ba¸ Rủi ro từ người nhận ủy quyền:Người nhận ủy quyền thực hiện các công việc vượt phạm vi được ủy quyền, bên được ủy quyền gặp những trở ngại khách quan như ốm đau, bệnh tật hoặc mất…. nên hợp đồng ủy quyền không thực hiện được.

Và trên đây là một số rủi ro có thể xảy ra khi nhận chuyển nhượng đất bằng hợp đồng ủy quyền. Do vậy, theo quan điểm của tôi nếu có thể ký trực tiếp Hợp đồng chuyển nhượng với người bán thì là điều tốt nhất để tránh những rủi ro không đáng có.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư Tạ Quốc Cường về vấn đề mà bạn quan tâm, nếu bạn còn những vướng mắc khác xin hãy liên hệ với Luật sư để được giải đáp.

Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục“Luật sư trả lời!

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH SỰ THẬT

Địa chỉ

: Số 8 Ngõ 36 phố Hoàng Ngọc Phách, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội,

Hotline

: 0912.479.766 – 0977.015.320

Email

: [email protected]

Slogan

“Tôn trọng sự thật”

https://batdongsan.petrotimes.vn/

PV