Nhu cầu khí đốt của ASEAN sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
"Nhu cầu khí đốt tự nhiên ở ASEAN dự kiến sẽ tăng lên 350 tỷ m3 trong ba thập kỷ tới", Tổng thư ký GECF Mohammed Hammel cho biết trong một diễn đàn ở Jakarta hôm 21/2.
"Tỷ lệ khí đốt tự nhiên trong cơ cấu năng lượng của ASEAN được dự đoán sẽ tăng liên tục lên 24% vào năm 2050", ông Hammel nói.
Dữ liệu của GECF cho thấy, nhu cầu khí đốt tự nhiên của ASEAN ở mức 160 tỷ m3 vào năm 2021. Trong đó, 80 tỷ m3 nhu cầu khí đốt tự nhiên của Đông Nam Á được dùng để sản xuất điện. Tiếp theo đó là lĩnh vực công nghiệp, ở mức 50 tỷ m3. Hai lĩnh vực này sẽ tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong nhu cầu khí đốt tự nhiên vào năm 2050. Indonesia, Thái Lan và Malaysia cũng trở thành những quốc gia đóng góp lớn nhất cho nhu cầu này.
Ngày nay, ASEAN vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá. Năm 2021, sản lượng đá đen dễ cháy chiếm 24% hỗn hợp năng lượng của khu vực nhưng có khả năng sẽ giảm xuống 13% vào năm 2050 khi tỷ lệ năng lượng sạch tăng lên, theo GECF.
GECF nhận định, Thái Lan là nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất và sẽ duy trì vị trí này trong những thập kỷ tới. Sản lượng khí đốt tự nhiên của ASEAN sẽ tiếp tục ở mức khoảng 180 tỷ m3 vào năm 2050 và khu vực này chủ yếu khai thác khí đốt ngoài khơi.
Nếu kết hợp với công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), khí đốt tự nhiên có thể giảm thêm 735 triệu tấn khí thải carbon dioxide chỉ riêng trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2050, GECF tiết lộ.
Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng song song với tốc độ tăng trưởng dân số và mở rộng kinh tế nhanh chóng của ASEAN. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của ASEAN dự kiến sẽ tăng gấp ba lần từ 3,1 nghìn tỷ USD vào năm 2021 lên 10,5 nghìn tỷ USD vào năm 2050.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh