Nhật Bản có thể độc lập về năng lượng vào năm 2060 nhờ năng lượng tái tạo
![]() |
![]() |
![]() |
Jarand Rystad, Giám đốc điều hành của Rystad Energy. Ảnh Reuters |
Nhật Bản nhập khẩu hầu hết các nguồn năng lượng, trong đó Trung Đông, Úc và Mỹ là những nhà cung cấp hàng đầu cho nước này. Chiến lược của Chính phủ Nhật Bản kêu gọi giảm LNG và than xuống dưới 40% trong cơ cấu sản xuất điện vào năm 2030 từ mức hơn 60% hiện nay. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Nhật Bản đang tiến hành chậm hơn so với kế hoạch.
Rystad nói với Reuters: “Suy nghĩ của Nhật Bản là chúng tôi phải nhập khẩu năng lượng vì bản thân chúng tôi không có năng lượng. Nhưng với sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo, tôi nghĩ tuyên bố đó không cần phải đúng”.
Theo Rystad, Nhật Bản có thể đủ năng lượng nếu có 45% năng lượng mặt trời, 30% sản lượng gió từ các trang trại ngoài khơi, 5% thủy điện, 5% sinh khối, 15% còn lại là năng lượng hạt nhân vào năm 2060.
Rystad cho biết: “Tất cả những gì Nhật Bản cần là tiếp tục lắp đặt nhiều năng lượng mặt trời như những năm trước năm 2020. Từ năm 2014, họ đã lắp đặt khoảng 10 đến 12 gigawatt vào thời điểm cao điểm”.
Nhật Bản đã lắp đặt khoảng 4 GW công suất năng lượng mặt trời mới vào năm ngoái, với tổng công suất năng lượng mặt trời đạt 87 GW, lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ.
Rystad cho biết việc kết hợp nông nghiệp với các tấm pin mặt trời – vừa tạo ra bóng mát hữu ích đối cới một số loại cây trồng – vừa giống như mái năng lượng mặt trời trên đường, cùng với các giải pháp khác, có thể giúp tăng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Ông nói: “Sự kết hợp giữa năng lượng gió ngoài khơi và trên đất liền, năng lượng mặt trời, địa nhiệt và sinh khối với nguồn dự phòng vững chắc từ cả pin và thủy điện, thực sự sẽ giúp Nhật Bản có thể tự chủ về năng lượng trong 40 năm tới hoặc thậm chí là vào năm 2060”.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh