Nguyên nhân nào khiến các công ty dầu mỏ quốc tế từ bỏ Venezuela?

14:00 | 26/09/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Bất chấp trữ lượng dầu khổng lồ đang chờ khai thác, các lệnh trừng phạt đang diễn ra đối với dầu của Venezuela, cũng như tình hình chính trị và nền kinh tế hiện tại đang khiến các công ty dầu mỏ quốc tế rời xa thị trường năng lượng Venezuela.
Vì sao Venezuela không còn là cường quốc dầu khí?Vì sao Venezuela không còn là cường quốc dầu khí?
Venezuela phớt lờ lệnh trừng phạt của MỹVenezuela phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ
Nguyên nhân nào khiến các công ty dầu mỏ quốc tế từ bỏ Venezuela?
Sản lượng dầu của Venezuela giảm khiến Venezuela phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu và nền kinh tế bị tổn hại.

Các công ty quốc tế đang bắt đầu từ bỏ Venezuela, quốc gia có trữ lượng dầu đã được chứng minh lớn nhất thế giới ở mức 304 tỷ thùng, do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và tình hình chính trị của quốc gia này tạo ra quá nhiều rủi ro đối với hoạt động đầu tư.

Vào mùa hè năm nay, cả TotalEnergies và Equinor đều thoái bớt lợi ích của họ tại Petrocedeno thuộc sở hữu nhà nước của Venezuela, để lại cho PDVSA toàn bộ vốn chủ sở hữu, trong một động thái cho thấy họ đang từ bỏ cổ phần của mình tại gã khổng lồ dầu mỏ Mỹ Latinh sau nhiều thập kỷ đầu tư.

Petrocedeno hoạt động trong Vành đai Orinoco của Venezuela, sản xuất dầu thô siêu nặng, được vận chuyển để nâng cấp và pha trộn để trở thành một loại dầu thô nhẹ hơn, phù hợp để xuất khẩu.

TotalEnergies đổ lỗi cho việc các hoạt động trong Vành đai Orinoco không thể đáp ứng các tiêu chí môi trường mới của công ty để rút lui, vì Total cam kết sẽ chỉ đầu tư vào các dự án dầu carbon thấp trong tương lai.

Equinor cũng tránh đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ hoặc tình hình chính trị Venezuela về việc rút tiền của mình, thay vào đó viện lý do tập trung vào các khu vực cốt lõi quốc tế và các khu vực địa lý ưu tiên nơi Equinor có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình làm lý do.

Nhưng nếu các chuyên gia dầu mỏ ngừng đầu tư, do tình trạng hiện tại của nền kinh tế quốc gia, Venezuela sẽ không thể duy trì ngành công nghiệp dầu khí của mình, khi hàng tỷ thùng dầu bị bỏ lại trong lòng đất.

Sản lượng dầu của Venezuela giảm, từ khoảng 2,03 triệu thùng/ngày vào năm 2017 xuống chỉ còn 480.000 thùng/ngày vào năm 2020, đã khiến Venezuela phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu và nền kinh tế bị tổn hại.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chivy

vietinbank
ajinomoto