Nga tiếp tục cân nhắc cấm xuất khẩu sản phẩm dầu để ổn định giá
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, Nga có thể tăng thuế xuất khẩu sản phẩm dầu lên 250 USD/tấn. Thuế này sẽ được hoàn trả cho những công ty đáp ứng hạn ngạch cung cấp nhiên liệu cho thị trường nội địa.
Tin tức này được đưa ra ngay cả khi nhà máy xử lý khí Astrakhan của Gazprom đã tái khởi động việc sản xuất xăng sau thời gian bảo trì. Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết hồi đầu tuần rằng, một số nhà máy lọc dầu dự kiến sẽ hoạt động trở lại sau thời gian bảo trì - Astrakhan chỉ là một trong số đó. Việc kết thúc bảo trì tại các nhà máy lọc dầu có thể giúp giảm bớt tình trạng khủng hoảng nhiên liệu trong nước của Nga và có thể làm giảm bớt việc cần cấm xuất khẩu của nước này.
Nga đã xem xét lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu kể từ tháng 5 trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng thiếu nhiên liệu trong nước và kiềm chế giá sau khi tuyên bố giảm một nửa trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu bắt đầu từ tháng này nhằm giữ thêm tiền trong kho bạc chính phủ.
Bất chấp khủng hoảng nhiên liệu trong nước, các nhà máy lọc dầu của Nga đã tăng công suất xử lý dầu trong nửa đầu tháng trước.
Nga cũng cho biết họ có kế hoạch giảm 1/4 xuất khẩu dầu diesel từ các cảng phía Tây trong tháng này do việc bảo trì nhà máy lọc dầu theo mùa vẫn tiếp tục.
Lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm ra khỏi Nga - dù chỉ là tạm thời - thậm chí sẽ còn siết chặt nguồn cung dầu diesel của châu Âu hơn nữa. Mặc dù châu Âu đã cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế có nguồn gốc từ Nga kể từ tháng 2, nhưng Nga chỉ đơn thuần thay đổi mô hình thương mại bằng cách tăng xuất khẩu các sản phẩm tinh chế sang châu Phi lên 50%.
Đỗ Khánh
Oil Price
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh