Nga phê duyệt thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc qua Tuyến đường Viễn Đông
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Hợp tác năng lượng Trung - Nga là hợp tác chiến lược, trong khi việc thực hiện thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường Viễn Đông có lợi cho cả 2 bên, ông Mishustin cho biết tại một cuộc họp chính phủ hôm thứ Năm (11/5), theo hãng thông tấn Tass.
Thỏa thuận hợp tác được ký kết vào ngày 31/1/2023 và bao gồm các điều khoản hợp tác cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc thông qua tuyến đường Viễn Đông. Tuyến đường bao gồm cả phần xuyên biên giới của đường ống dẫn khí qua sông Ussuri gần Dalnerechensk ở Nga và tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc.
Việc thỏa thuận được phê duyệt cho thấy xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang Trung Quốc sẽ tăng tốc. Ông Tùng Khôi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế khu vực Trung Quốc - Nga, nói với Global Times hôm Chủ nhật (14/5) rằng điều đó cũng chỉ ra rằng sự hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga sẽ ngày càng sâu rộng, đặc biệt là ở vùng Viễn Đông của Nga.
Ông lưu ý rằng hợp tác năng lượng chặt chẽ hơn có lợi cho cả 2 quốc gia vì Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về năng lượng sạch hơn và Nga, đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây, cần phát triển nhiều thị trường hơn.
Vào ngày 4/2/2022, tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga thông báo đã ký một thỏa thuận dài hạn với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) để cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc thông qua Tuyến đường Viễn Đông.
“Ngay sau khi dự án đạt công suất tối đa, lượng khí đốt cung cấp qua đường ống của Nga cho Trung Quốc sẽ tăng 10 tỷ mét khối lên tổng cộng là 48 tỷ mét khối mỗi năm (bao gồm cả khối lượng qua đường ống dẫn khí Power of Siberia)”, theo một tuyên bố trên trang web chính thức của Gazprom.
Năm ngoái đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong hợp tác năng lượng Trung Quốc - Nga với khối lượng giao dịch năng lượng chiếm 43% tổng giao dịch của 2 quốc gia. Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, Nga đã xuất khẩu 86,25 triệu tấn dầu, 15,5 tỷ mét khối khí tự nhiên qua đường ống, 6,5 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và 64,07 triệu tấn than sang Trung Quốc vào năm 2022, tất cả đều là kỷ lục mới.
Đỗ Khánh
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh