Nga nói Mỹ đừng ‘dạy khôn’ Ả Rập Xê-út về chính sách khai thác dầu mỏ

08:24 | 12/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra trong bối cảnh có sự khác biệt giữa Riyadh và Washington về việc cắt giảm sản lượng dầu, theo hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu Agency.
Muốn giảm phụ thuộc vào Nga và phương Tây, Kazakhstan thúc đẩy hợp tác dầu khí với Trung QuốcMuốn giảm phụ thuộc vào Nga và phương Tây, Kazakhstan thúc đẩy hợp tác dầu khí với Trung Quốc
Nga còn thiếu gì để bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang UzbekistanNga còn thiếu gì để bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Uzbekistan
Nga nói Mỹ đừng ‘dạy khôn’ Ả Rập Xê-út về chính sách khai thác dầu mỏ
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov

Moscow

Nga hôm thứ Sáu nói rằng Mỹ không nên ra lệnh cho Ả Rập Xê-út, trong bối cảnh có những khác biệt về quyết định cắt giảm sản lượng dầu của Riyadh.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Saudi Arabia là một quốc gia có chủ quyền và "có khả năng đưa ra quyết định của riêng mình."

"Ả Rập Xê-út là một quốc gia có chủ quyền, một quốc gia có trách nhiệm và là một bên đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường năng lượng quốc tế. Tất nhiên, quốc gia có chủ quyền này có khả năng đưa ra các quyết định liên quan đến nền kinh tế của chính mình. Hầu như không ai, kể cả Mỹ, có thể bảo (Ả Rập Xê-út) về việc làm thế nào để ở trong trường hợp này hay trường hợp kia," ông nói trong một cuộc họp báo ở Moscow.

Người phát ngôn lên tiếng sau tuyên bố của The Washington Post rằng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ có “hậu quả” đối với Ả Rập Xê-ut vì đã cắt giảm sản lượng dầu vào năm ngoái, Thái tử Mohammed bin Salman đã đe dọa cắt đứt quan hệ và trả đũa về kinh tế, theo một tài liệu tình báo mật của Mỹ.

Để hỗ trợ giá, Riyadh hôm Chủ nhật đã cam kết cắt giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 7.

Trừng phạt ngành năng lượng Nga

Nói về các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng nguyên tử của Nga, ông Peskov cho biết ngành này sẽ tiếp tục phát triển bất chấp ý đồ xấu của Mỹ và Anh.

Ông nói rằng ngành công nghiệp hạt nhân của Nga có những lợi thế cạnh tranh và đã chứng tỏ được vị trí hàng đầu của mình, đồng thời cho biết thêm rằng ngành công nghiệp hạt nhân sẵn sàng mang lại lợi ích cho "những ai muốn hợp tác".

Đối với "cạnh tranh không lành mạnh", ông Peskov cho biết Nga đã phải giải quyết vấn đề này nhiều lần.

"Vâng, đây là điều khiến chúng tôi lo ngại. Nhưng chúng tôi biết rằng, thật không may, một số quốc gia không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào trong quá trình cạnh tranh trên thị trường quốc tế," ông nói.

Theo Tuyên bố Đại Tây Dương được văn phòng của Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố hôm thứ Năm, Anh và Mỹ đã hình thành quan hệ đối tác kinh tế mới, một trong những mục tiêu là loại bỏ Nga khỏi thị trường năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Đỗ Khánh

Anadolu Agency