Nga lên kế hoạch giảm mạnh xuất khẩu dầu thô tháng 3
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Một nguồn tin nói rằng việc cắt giảm từ các cảng Primorsk và Ust-Luga trên Biển Baltic và Novorossiisk trên Biển Đen có thể lên tới 1/4 tổng sản lượng của tháng 2, mặc dù vẫn có thể có một số điều chỉnh đối với con số này.
Trước đó, Moscow đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng Ba. Điều này sẽ tương đương với 5% sản lượng của quốc gia này, hay 0,5% sản lượng dầu toàn cầu trong tháng.
Tuy nhiên, nếu được xác nhận, kế hoạch cắt giảm nguồn cung tới 25% mới nhất này sẽ khiến 625.000 thùng/ngày bị loại bỏ khỏi xuất khẩu dầu của Nga.
“Việc cắt giảm dường như lớn hơn so với kế hoạch. Nó có thể giúp tăng giá dầu của Nga”, một trong những nguồn tin cho biết qua Reuters.
Đáp lại lệnh trừng phạt
Việc cắt giảm là để đáp trả lại việc các nước phương Tây áp giá trần đối với dầu của Nga khi xung đột ở Ukraine tiếp diễn. Giới hạn đối với dầu của Nga đã được áp dụng kể từ ngày 5/12, với các mức trần tiếp theo được áp dụng đối với các sản phẩm dầu mỏ vào ngày 5/2.
Nhóm các quốc gia G7 đã đồng ý đặt mức giá trần đối với dầu của Nga là 60 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá thương mại chuẩn Brent toàn cầu là hơn 80 USD/thùng, nhằm giảm thiểu số tiền mà Nga có thể kiếm được từ việc bán dầu của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và các quan chức Nga khác đã nói rằng nước này sẽ từ chối bán dầu cho các quốc gia tuân theo mức giá giới hạn.
Kể từ khi thực hiện "chiến dịch quân sự" tại Ukraine, Nga đã xoay sở để chuyển phần lớn lượng dầu xuất khẩu từ châu Âu sang Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ khi các quốc gia không tham gia vào lệnh trừng phạt nhanh chóng đón các lô hàng giảm giá.
Đặc biệt, nhập khẩu vào Ấn Độ đã tăng đáng kể, leo lên mức cao nhất mọi thời đại là 1,4 triệu thùng/ngày trong tháng 1, khiến nước này trở thành khách hàng mua dầu chính của Nga đối với các lô hàng qua đường biển. Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga nói chung, nhập khẩu phần lớn thông qua các đường ống.
Tuy nhiên, Nga đã phải vật lộn để chuyển hướng xuất khẩu của các sản phẩm tinh chế của mình ra khỏi châu Âu sau khi các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm thị trường bão hòa với nhiên liệu được sản xuất từ dầu thô nhập khẩu của Nga.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Đỗ Khánh
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1