Nga dịch chuyển dần nguồn cung khí đốt khỏi phương Tây
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Nguồn cung khí đốt của Gazprom cho các nước không thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) - cộng đồng bao gồm hầu hết các nước EU - đạt trung bình 91,2 tỷ m3 khí đốt, thấp hơn 67,6 tỷ m3 và giảm 42,6% so với 10 tháng đầu năm 2021.
"Gazprom cung cấp khí đốt theo các đơn hàng đã được xác nhận", Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga chia sẻ trên Telegram.
Năm ngoái, Gazprom đã tăng xuất khẩu khí đốt sang các nước ngoài CIS thêm 5,8 tỷ m3 lên 185,1 tỷ m3.
Sản lượng khí đốt tự nhiên của Gazprom đã giảm gần 19% trong 10 tháng (tính đến tháng 10) so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia vẫn tiếp tục tăng trưởng theo hợp đồng song phương dài hạn. Tuy nhiên Gazprom cho biết, việc giao khí đốt hằng ngày qua đường ống dẫn khí này thường xuyên vượt quá mức thỏa thuận trong hợp đồng.
Giá khí đốt tăng vọt và nỗ lực của châu Âu trong việc thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga đã buộc nhiều ngành công nghiệp phải cắt giảm hoặc tạm dừng hoạt động do chi phí năng lượng tăng cao.
Gazprom bắt đầu bơm khí đốt sang Trung Quốc qua đường ống dài 3.000 km (1.864 dặm) vào năm 2019 với công suất của Power of Siberia là 61 tỷ m3 khí mỗi năm, bao gồm 38 tỷ m3 để xuất khẩu.
Nga và Trung Quốc hiện đang lên kế hoạch cho một tuyến đường khí đốt lớn khác qua Mông Cổ mang tên Soyuz Vostok. Được biết, Gazprom đang trong quá trình hoàn thiện các chi tiết xây dựng cuối cùng cho dự án này.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Ánh Ngọc
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh