Nga cắt giảm xuất khẩu LNG nửa đầu năm, sang châu Âu thì sao?

09:11 | 04/07/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tổng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đã giảm 9,4% trong nửa đầu năm nay xuống còn khoảng 14,4 triệu tấn, trong khi nguồn cung cho châu Âu vẫn ổn định ở mức khoảng 9 triệu tấn, dữ liệu của Refinitiv Eikon hôm thứ Hai cho thấy.
Bài toán khó cho Ba Lan trước LNG của NgaBài toán khó cho Ba Lan trước LNG của Nga
Bất bình đẳng xảy ra khi châu Âu lấy nguồn cung LNG của châu ÁBất bình đẳng xảy ra khi châu Âu lấy nguồn cung LNG của châu Á
Nga cắt giảm xuất khẩu LNG nửa đầu năm, sang châu Âu thì sao?
Ảnh minh họa

Theo Reuters, Châu Âu đã tăng cường mua LNG vận chuyển bằng đường biển trong một động thái nhằm bù đắp sự sụt giảm đáng kể trong dòng khí đốt được cung cấp qua mạng lưới đường ống của Nga.

Dữ liệu từ Refinitiv Eikon cho thấy xuất khẩu LNG của Nga sang châu Âu trong nửa đầu năm nay đạt khoảng 9 triệu tấn, trong khi nguồn cung cho châu Á ở mức khoảng 5,2 triệu tấn, so với mức 8,9 triệu tấn và 7 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Tổng xuất khẩu LNG của Nga đã tăng 20% vào năm 2022.

Các nhà sản xuất LNG lớn nhất của Nga, Novatek và Gazprom, đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

Sự trợ giúp từ Shell và TotalEnergies

Trong thời gian qua, chỉ một vài công ty có đóng góp lớn hơn Shell trong việc đưa LNG của Nga đến các thị trường. Tổ chức Global Witness ước tính lợi nhuận của Shell trong các thỏa thuận này lên đến hàng trăm triệu USD.

Shell, cùng với TotalEnergies của Pháp, giải thích rằng cả 2 công ty đều phải tuân theo thỏa thận dài hạn ký với phía Nga, mặc dù đã rút khỏi quốc gia này sau cuộc xung đột tại Ukraine, India Times đưa tin.

Người phát ngôn của Shell cho biết: “Shell đã ngừng mua LNG của Nga trên thị trường giao ngay, nhưng vẫn có một số cam kết hợp đồng dài hạn”, đồng thời nhấn mạnh rằng tất cả các luật và hạn chế đều được tôn trọng.”

Tại Paris, TotalEnergies nhấn mạnh "nhiệm vụ của công ty nhằm đóng góp vào an ninh nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu từ nhà máy Yamal LNG [ở Siberia] theo các hợp đồng dài hạn mà họ phải tuân theo, miễn là các chính phủ châu Âu không áp đặt lệnh trừng phạt đối với khí đốt của Nga".

Đỗ Khánh

Reuters, India Times