Nga áp đảo Trung Đông và OPEC tại thị trường dầu mỏ Ấn Độ
![]() |
![]() |
![]() |
Tàu chở hàng ở thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh Reuters |
New Delhi đã “ngấu nghiến” dầu Nga được bán với giá chiết khấu, sau khi các quốc gia phương Tây từ chối mua hàng và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xung đột ở Ukraine. Kết quả là Nga hiện là nhà cung cấp hàng đầu cho quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới này.
Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu của Nga bất chấp những vấn đề đặt ra bởi một loạt lệnh trừng phạt nhằm giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Moscow.
Nga là đồng minh của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhưng nước này đã chiếm thị phần trong nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ tay các nhà khai thác chính của OPEC ở Trung Đông.
Dữ liệu cho thấy dầu của Nga chiếm khoảng 35% trong tổng số 4,7 triệu thùng dầu thô nhập khẩu mỗi ngày (bpd) của Ấn Độ trong năm tài chính tính đến ngày 31 tháng 3, so với khoảng 22% một năm trước.
Dữ liệu cho thấy Ấn Độ đã nhập khẩu 1,64 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga trong năm tài chính 2023/2024, tăng khoảng 57% so với năm trước.
Dữ liệu cho thấy điều đó đã nâng tỷ trọng dầu từ Nga, Kazakhstan và Azerbaijan, các thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), trong nhập khẩu của Ấn Độ lên 39% vào năm 2023/24, từ mức 26% một năm trước. Ngược lại, tỷ trọng dầu Trung Đông trong nhập khẩu của Ấn Độ giảm từ 55% xuống mức thấp nhất mọi thời đại là 46%.
Iraq tiếp tục là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Ấn Độ, tiếp theo là Ả Rập Xê-út trong năm 2023/24.
Nhập khẩu dầu từ Ả Rập Xê-út của Ấn Độ giảm sau khi công ty nhà nước Saudi Aramco tăng giá bán chính thức, trong khi nhập khẩu từ Kuwait cũng giảm mạnh sau khi nhà khai thác này cung cấp dầu thô cho một nhà máy lọc dầu mới trong nước.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh