LNG rất quan trọng đối với chiến lược năng lượng của Đức

10:59 | 20/09/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đức phải tăng cường thay vì từ bỏ khả năng tiếp nhận LNG, nhằm duy trì sự đa dạng năng lượng trước tình trạng nguồn cung tiếp tục khan hiếm, một quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế phát biểu tại một sự kiện trong ngành hôm thứ Ba 19/9.
Equinor tận dụng phát hiện cũ nhằm tăng nguồn cung cho châu ÂuEquinor tận dụng phát hiện cũ nhằm tăng nguồn cung cho châu Âu
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu kéo dài đà giảmGiá khí đốt tự nhiên ở châu Âu kéo dài đà giảm
LNG rất quan trọng đối với chiến lược năng lượng của Đức
Ảnh minh họa

Ba đơn vị lưu trữ và tiếp nhận nổi (FSRU) tại các kho cảng Wilhelmshaven, Brunsbuettel và Lubmin phục vụ để thu hút các chuyến hàng LNG, nhằm bổ sung cho nguồn cung qua đường ống từ phần còn lại của châu Âu sau khi Nga khóa vòi khí đốt trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.

Kể từ đó, Berlin đã phải bảo vệ quan điểm tiếp tục sử dụng các cơ sở lưu trữ LNG ngay cả khi giá khí đốt giảm và nhu cầu thấp hơn. Điều đó làm dấy lên lo ngại các cơ sở này trở thành khoản đầu tư nhiên liệu hóa thạch, không phù hợp cho một tương lai không có carbon.

Philipp Steinberg, người đứng đầu đơn vị ổn định kinh tế và an ninh năng lượng của Bộ Kinh tế, cho biết tại một hội nghị của báo Handelsblatt: “Thật sự không dễ để bảo vệ quan điểm đó khi dường như không còn khủng hoảng năng lượng”.

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa hài lòng với các kho cảng, vì hai trong số các FSRU vẫn chưa được lấp đầy”.

Steinberg nhấn mạnh rằng các kho cảng LNG được coi là một phần không thể thiếu trong chiến lược năng lượng đa dạng của Đức.

Ông Steinberg nói: “Ngoài ra, chúng tôi vẫn quan tâm đến hiệu quả sử dụng năng lượng, tăng sản lượng năng lượng tái tạo, đa dạng hóa, mở rộng nền kinh tế hydro”.

Ông cho biết thêm, khi các kho cảng LNG không còn cần thiết nữa, chúng có thể được gửi đến các địa điểm khác, hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận.

Khí đốt tự nhiên dự kiến ​​sẽ tiếp tục đóng vai trò chuyển tiếp trong sản xuất điện vì nước Đức thời hậu hạt nhân cũng đặt mục tiêu từ bỏ than.

Yến Anh

Reuters