Liên Hợp Quốc bắt đầu trục vớt tàu chở dầu bị mắc cạn ngoài khơi Yemen
![]() |
![]() |
![]() |
Phi hành đoàn từ tàu hỗ trợ Ndeavor quan sát tàu chở dầu FSO Safer gần bờ biển Yemen |
David Gressly - điều phối viên của Liên Hợp Quốc tại Yemen, cho biết khi đang trên đường đến hỗ trợ con tàu bị nạn - FSO Safer: “Chúng tôi rất vui khi có mặt tại nơi có thể bắt đầu công tác trục vớt”.
Theo kế hoạch trục vớt đặc biệt, Liên Hợp Quốc đã mua một siêu tàu chở dầu để chuyển dầu ra khỏi tàu bị nạn ở Biển Đỏ. Gressly cho biết quá trình bơm dầu vào siêu tàu sẽ bắt đầu sau khoảng 10 ngày đến hai tuần nữa.
Tàu Safer (47 tuổi) đã không được đưa vào sử dụng kể từ khi cuộc nội chiến ở Yemen nổ ra vào năm 2015 và bị bỏ lại ngoài khơi cảng Hodeida (cảng này do quân nổi dậy chiếm giữ) - cửa ngõ quan trọng cho các chuyến hàng vào một quốc gia phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài.
Các chuyên gia cho rằng con tàu này có nguy cơ bị vỡ, phát nổ hoặc bốc cháy.
Theo Liên Hợp Quốc, 1,1 triệu thùng dầu của Safer gấp 4 lần lượng dầu tràn ra trong thảm họa Exxon Valdez năm 1989 ngoài khơi Alaska, một trong những thảm họa tồi tệ nhất thế giới.
Hoạt động trục vớt, ước tính tiêu tốn hơn 140 triệu USD, đã được giao cho một công ty có tên SMIT Salvage. Công ty này sẽ bơm dầu từ Safer sang con tàu hiện thuộc sở hữu của Liên Hợp Quốc có tên là Nautica, sau đó kéo tàu chở dầu rỗng đi.
Chi phí trục vớt ước tính rẻ hơn nhiều so với chi phí để giải quyết một vụ tràn dầu có khả năng gây thảm họa, mất khoảng 20 tỷ USD để làm sạch.
Tuy nhiên Liên Hợp Quốc cho biết vẫn còn thiếu 29 triệu USD cho dự án trục vớt này.
Một tàu hỗ trợ với đầy đủ thiết bị của SMIT có tên là Ndeavor đã đến địa điểm hôm thứ Ba 30/5. Con tàu sẽ bắt đầu công việc vào thứ Tư 31/5.
Yến Anh
-
Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hành động để thế hệ tương lai không phải chịu thảm họa đại dịch
-
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu vượt qua quá khứ, vì hòa bình và tương lai
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN với Australia và Liên hợp quốc
-
Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy
- Big Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergy
- Điện Kremlin: Chưa có kế hoạch tăng nguồn cung dầu thô để bù đắp lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu
- Ông lớn Saudi Aramco bước chân vào thị trường LNG quốc tế
- Giá dầu lên quá cao, Ả Rập Xê-út có thể từ bỏ cắt giảm sản lượng sớm hơn dự kiến
- Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga kéo dài đến bao giờ?
- Equinor ký hợp đồng cung cấp khí đốt 5 năm với OMV
- Quyết định khai thác mỏ dầu ngoài khơi của Anh mâu thuẫn với cam kết về môi trường?
- Trung tâm khí đốt trong tương lai của Nga giành được hợp đồng mới với Romania
- Biện pháp dừng xuất khẩu không thành công, Tổng thống Nga Putin tiếp tục ra lệnh ổn định giá nhiên liệu
- Nga sẽ giảm mức chiết khấu dầu