Iran: Dự án LNG hồi sinh đã hoàn thành gần 50%
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Abdolhossein Bayat, Chủ tịch Công ty đầu tư quỹ hưu trí ngành dầu mỏ Opic, cho biết: “Tiến độ của dự án này hiện ở mức gần 50%”.
Dự án ở tỉnh Bushehr phía nam Iran đã được khởi động lại vào tháng 3 năm nay. Dự án LNG này của Iran dự kiến có công suất 10,8 triệu tấn/năm. Cộng hòa Hồi giáo đặt mục tiêu đưa dự án này vào hoạt động vào giữa năm 2025, khi nhiệm kỳ của chính quyền Iran hiện tại kết thúc.
Đầu năm nay, văn phòng của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết ông Raisi đã đến thăm địa điểm dự án LNG này. Văn phòng Tổng thống cho biết, dự án có diện tích 200 ha và sẽ bao gồm hai dây chuyền sản xuất LNG hoạt động với tổng công suất hằng năm là 10,8 triệu tấn, ngoài LNG sẽ sản xuất các sản phẩm khác như LPG, khí ngưng tụ và lưu huỳnh.
Nếu dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì đây sẽ là nhà máy LNG đầu tiên của Cộng hòa Hồi giáo.
Trước đó vào những năm 2000, Iran, quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, đã lên kế hoạch xây dựng các cơ sở LNG với các công ty lớn bao gồm Total và Shell, nhưng tất cả đều bị hủy bỏ sau làn sóng trừng phạt đầu tiên của Mỹ và phương Tây đối với ngành năng lượng và xuất khẩu của Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Iran nắm giữ trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Nga và trước Qatar. Với 32 nghìn tỷ m3, Iran chiếm 16% tổng trữ lượng toàn cầu.
Phần lớn trữ lượng khí đốt của Iran tập trung ở mỏ South Pars, ngoài khơi Vịnh Ba Tư. Tổng sản lượng năm 2020 đạt 234 tỷ m3, tương đương 645 triệu m3/ngày.
Việc khai thác trữ lượng khí đốt khổng lồ của đất nước đang gặp nhiều thách thức do các công ty lớn của phương Tây như TotalEnergies rút lui sau khi Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Yến Anh
OilPrice
- Bộ trưởng Tài chính: Cần tập trung khơi thông những nguồn lực lớn đang bị "kìm kẹp"
- Big Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergy
- Điện Kremlin: Chưa có kế hoạch tăng nguồn cung dầu thô để bù đắp lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu
- Ông lớn Saudi Aramco bước chân vào thị trường LNG quốc tế
- Giá dầu lên quá cao, Ả Rập Xê-út có thể từ bỏ cắt giảm sản lượng sớm hơn dự kiến
- Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga kéo dài đến bao giờ?
- Equinor ký hợp đồng cung cấp khí đốt 5 năm với OMV
- Quyết định khai thác mỏ dầu ngoài khơi của Anh mâu thuẫn với cam kết về môi trường?
- Trung tâm khí đốt trong tương lai của Nga giành được hợp đồng mới với Romania
- Biện pháp dừng xuất khẩu không thành công, Tổng thống Nga Putin tiếp tục ra lệnh ổn định giá nhiên liệu