Hơn 2 triệu thùng naphtha của Nga bị mắc kẹt trên biển

15:49 | 07/05/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các lô hàng sản phẩm dầu mỏ từ Nga đang tăng lên trên biển, do người mua Hàn Quốc trở nên thận trọng, vì cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp tục tác động đến dòng chảy.
Châu Á tìm kiếm thêm dầu từ quốc gia mới rời khỏi OPECChâu Á tìm kiếm thêm dầu từ quốc gia mới rời khỏi OPEC
Mỹ có đủ dầu dự trữ để giải quyết mọi lo ngại về nguồn cungMỹ có đủ dầu dự trữ để giải quyết mọi lo ngại về nguồn cung
Hơn 2 triệu thùng naphtha của Nga bị mắc kẹt trên biển
Một nhà máy naphtha (ảnh minh họa). Ảnh Bloomberg

Theo công ty tình báo thị trường Kpler, hơn 2 triệu thùng naphtha của Nga, nguyên liệu sản xuất nhựa, vẫn được giữ trên các tàu chở dầu trong hơn một tuần, một số ở vùng biển gần Oman, tính đến ngày 5/5. Con số này tăng so với mức trung bình hằng tuần - khoảng 790.000 thùng trong tháng 1 và tháng 2.

Các công ty hóa dầu ở Hàn Quốc - theo truyền thống là những người mua sản phẩm của Nga - hiện đang tránh nhập khẩu trực tiếp và bất kỳ hàng hóa nào có nguồn gốc không rõ ràng vì sợ Chính phủ giám sát, theo các thương nhân yêu cầu giấu tên hiểu biết về vấn đề này. Điều đó diễn ra sau khi Chính quyền nước này tiến hành một cuộc điều tra về nhập khẩu naphtha vào tháng 3.

Thị trường năng lượng toàn cầu - đối với dầu thô, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ - đã bị đảo lộn bởi cuộc xung đột vào đầu năm 2022, khi một số người mua tránh mua hàng, dòng chảy bị định tuyến lại và một loạt các lệnh trừng phạt và giới hạn giá của phương Tây đã làm tăng tính phức tạp của thị trường. Giống như hầu hết các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu, Hàn Quốc và các nhà máy lọc dầu và sản xuất nhựa của nước này buộc phải thích nghi với thực trạng trên.

Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Nga là nhà cung cấp naphtha hàng đầu cho Hàn Quốc. Theo dữ liệu của Kpler, mặc dù dòng chảy trực tiếp từ Nga đến nước này giảm dần sau khi xung đột bắt đầu, thì nhập khẩu của họ từ các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Malaysia, Singapore và Tunisia lại tăng lên. Tuy nhiên, vào tháng 3, Chính quyền Hàn Quốc đã tiến hành cuộc điều tra để kiểm tra xem liệu naphtha từ Nga có bị trà trộn vào đây hay không.

Theo Viktor Katona, nhà phân tích tại Kpler, kể từ đó, nhập khẩu của Hàn Quốc từ các nhà cung cấp ở Trung Đông - như Kuwait và Oman - đã tăng lên. Đồng thời, dòng naphtha của Nga sang Trung Quốc và Đài Loan đã tăng, Katona cho biết, lưu ý rằng các chuyến hàng từ Moscow chiếm hơn một nửa lượng nhập khẩu của Đài Loan trong tháng Tư.

Mặc dù các nhà máy lọc dầu và công ty hóa dầu của Hàn Quốc được phép nhập khẩu naphtha từ Moscow, tuy nhiên họ cần phải tuân thủ giới hạn giá của G7. Seoul không phải là thành viên của G-7 nhưng nước này ủng hộ các biện pháp mà nhóm này áp đặt nhằm trừng phạt Nga vì cuộc xung đột.

Yến Anh

Bloomberg

vietinbank
thaco