Hệ lụy sau cuộc họp của OPEC+

10:02 | 06/07/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Dầu được giữ giá ổn định khi căng thẳng giữa Ả Rập Xê-út và UAE leo thang vào cuối tuần (4/7), khiến thị trường không có nhiều thông tin về nguồn cung. Các cuộc đàm phán của OPEC+ sẽ tiến hành tiếp sau khi các cuộc thảo luận đi vào bế tắc.
Kết quả cuộc họp OPEC+ sẽ quyết định hướng đi của thị trường trong năm nayKết quả cuộc họp OPEC+ sẽ quyết định hướng đi của thị trường trong năm nay
OPEC+ tìm kiếm thỏa thuận về chính sách sản lượng dầuOPEC+ tìm kiếm thỏa thuận về chính sách sản lượng dầu
Hệ lụy sau cuộc họp của OPEC+
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Ả Rập Xê-út đang giữ vững lập trường về việc tăng sản lượng bắt đầu từ tháng tới và mở rộng phạm vi của thỏa thuận OPEC+ đến cuối năm 2022, trong khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất muốn có các điều khoản tốt hơn cho mình.

Việc nhóm này không tăng nguồn cung có thể bóp chết thị trường hơn nữa, khiến giá cả tăng cao hơn và làm gia tăng lo ngại về lạm phát. Mặt khác, sự đổ vỡ trong sự thống nhất của họ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

“Thị trường hiện đang lo sợ về một số kịch bản: sẽ không có thỏa thuận mới nào, sản lượng không tăng trong tháng 8, giá dầu tăng cao…”, Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa chính tại SEB AB, cho biết.

“Một vấn đề khác là sự hợp tác trong nhóm hoàn toàn mất đoàn kết nếu UAE quyết định rời khỏi nhóm” việc này dẫn đến sự sụt giảm của giá dầu.

Hầu hết các thành viên OPEC+ ủng hộ đề xuất tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 8 và đẩy lùi thời hạn của thỏa thuận cung cấp rộng hơn vào cuối năm 2022. Để đồng ý gia hạn, UAE đang tìm cách tăng sản lượng hàng ngày thêm 700.000 thùng.

Dầu thô tăng tháng thứ 3 do việc tiêm chủng Covid-19 rộng rãi, đã giúp phục hồi nhu cầu trong khi OPEC+ hạn chế nguồn cung. Tuy nhiên, mức giá cao nhất trong hơn 2 năm đã làm dấy lên lo lắng về tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, và Nhà Trắng đã lên tiếng lo ngại về việc tăng giá xăng dầu.

Trong khi các tín hiệu về nhu cầu mạnh mẽ ở châu Âu và Hoa Kỳ, virus đang lây lan trở lại ở các khu vực của châu Á, dẫn đến việc hạn chế di chuyển.

Tuy nhiên, Morgan Stanley ước tính nhu cầu dầu hàng ngày trên toàn cầu sẽ tăng thêm 3 triệu thùng từ giai đoạn tháng 5, 6 đến tháng 12. Với sự tăng trưởng nguồn cung ít ở những nơi khác, ngay cả mức tăng đề xuất từ ​​OPEC+ cũng có thể khiến thị trường bị thâm hụt. Điều đó sẽ hỗ trợ giá dầu Brent trong phạm vi dự báo của ngân hàng là 75 đến 80 USD/thùng trong nửa cuối năm nay.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Bảo Vy