Giải ngân các công trình giao thông vận tải: Có những dự án chỉ đạt 0%
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 8689/BTC-ĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023.
Tổng kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 bố trí cho các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý là 144.937 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (669.264 tỷ đồng).
Trong đó, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải là 112.207,7 tỷ đồng; các dự án giao thông liên vùng là 32.730,4 tỷ đồng.
![]() |
Các dự án đã giải ngân mới đạt 29,7% kế hoạch năm
Để Bộ Giao thông vận tải và các địa phương kịp thời chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, phấn đấu đạt kết quả trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính công khai giải ngân các công trình, dự án đến ngày 31/7/2024.
Cụ thể, các dự án đã giải ngân là 43.507,8 tỷ đồng, đạt 29,7% kế hoạch năm. Trong đó, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/7 của 38 các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giải ngân 36.362,9 tỷ đồng, đạt 32,4% kế hoạch.
Bốn dự án (dự án thành phần) gồm: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (Bộ Giao thông vận tải) đạt 55,9%; Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (Tuyên Quang 54,9%, Hà Giang 100%); Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu 56,4% (Tiền Giang 70,3%) thuộc Bộ Giao thông vận tải và dự án do địa phương quản lý có tỷ lệ giải ngân trên 50% so với kế hoạch.
Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của 85 các dự án giao thông liên vùng do 61 địa phương quản lý, trong đó có 16 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 15% so với kế hoạch. Đáng chú ý, có 3 dự án giải ngân 0%.
Các dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý giải ngân 7.144,9 tỷ đồng, đạt 21,8% kế hoạch. 13 dự án có tỷ lệ giải ngân trên 50% so kế hoạch. 31 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 15% so với kế hoạch; đặc biệt, có 2 dự án giải ngân 0%.
Công khai giải ngân vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 (theo Quyết định 1162/QĐ-TTg ngày 8/10/2023) đến ngày 31/7 của 21 dự án sạt lở sông biển do các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quản lý đạt 1.397,75 tỷ đồng, tương đương 34,94% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương được giao. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50%.
Thời hạn giải ngân nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 còn hơn 5 tháng, tuy nhiên còn nhiều địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, khó có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân đến ngày 31/12/2024.
Đẩy nhanh tiến độ đạt giải ngân trên 95%
Để Bộ Giao thông vận tải và các địa phương kịp thời chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, phấn đấu đạt kết quả trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính đề nghị triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo đúng các Nghị quyết của Chính phủ và công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, sở, ngành, nhà thầu và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công.
Đẩy nhanh thủ tục giải ngân vốn đầu tư công các dự án chưa giải ngân và có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân của cả nước Bộ Tài chính đã công khai hàng tháng.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; việc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải quản lý chặt chẽ việc tạm ứng hợp đồng theo đúng quy định, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước được giao và thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Riêng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài các kiến nghị chung nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện nghiêm Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 08/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ: “Các địa phương chậm nhất đến ngày 31/12/2024 hoàn thành dự án theo quy định; tổ chức thực hiện và giải ngân vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 được bổ sung chậm nhất đến ngày 31/12/2024 theo đúng quy định của pháp luật”.
Phương Thảo
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/4: Dự án Golden City chưa nghiệm thu, đã bán hơn 500 căn hộ
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/4: Thanh Hóa quy hoạch siêu dự án du lịch tâm linh hơn 1.000ha
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/4: Vĩnh Long xử phạt một công ty vì bán nhà ở xã hội khi chưa đủ pháp lý
-
Công ty con của Hòa Phát lên kế hoạch GPMB dự án hơn 4.200 tỷ đồng
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh