Giá LNG tại Châu Âu gần mức thấp nhất 5 tuần khi nguồn cung dồi dào

09:04 | 18/11/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Giá LNG châu Âu đang dao động quanh mức thấp nhất trong 5 tuần là khoảng dưới 14 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (MMbtu) trong bối cảnh giá trung tâm khí đốt giảm do nguồn cung dồi dào, Montel đưa tin.
IEEFA: Châu Âu cuống cuồng tăng công suất nhập khẩu LNG, nhưng cung giờ đã vượt xa nhu cầuIEEFA: Châu Âu cuống cuồng tăng công suất nhập khẩu LNG, nhưng cung giờ đã vượt xa nhu cầu
Phân tích chiến lược thị trường của các nhà cung cấp LNGPhân tích chiến lược thị trường của các nhà cung cấp LNG
Giá LNG tại Châu Âu gần mức thấp nhất 5 tuần khi nguồn cung dồi dào
Ảnh minh họa

Theo dữ liệu từ Spark Commodities, giá LNG giao ngay tại tàu (DES) tới Tây Bắc Âu vào cuối ngày thứ Năm ở mức 13,80 USD/MMbtu (43,40 EUR/MWh), thấp hơn 3,4% so với thứ Năm tuần trước. Trong khi đó, mức thấp nhất trong 5 tuần gần đây là 13,31 USD/MMbtu được ghi nhận vào ngày 6/11.

Giá LNG đang theo xu hướng giảm của các trung tâm khí đốt châu Âu, với giá hợp đồng tương lai của sàn giao dịch TTF giảm 4,7% so với tuần trước và chốt phiên thứ Năm ở mức 45,85 EUR/MWh.

Giá loại nhiên liệu này đang bị đè nặng bởi nguồn cung LNG mạnh mẽ của Na Uy trong bối cảnh thời tiết ôn hòa, kho dự trữ gần như đã đầy và những lo ngại về địa chính trị đã dịu bớt.

Ngân hàng ANZ cho biết: “Rủi ro nguồn cung do cuộc chiến Israel-Hamas đang diễn ra đã giảm bớt”, đồng thời nói thêm rằng việc lưu trữ khí đốt trong các kho chứa nổi ngoài khơi vẫn gia tăng “khi các thương nhân nhận thấy việc lưu trữ hấp dẫn hơn là bán ở mức giá hiện tại”.

Nhập khẩu cao nhất 6 tháng

Nhập khẩu LNG của châu Âu trong tuần này được dự báo sẽ đạt 3,7 tỷ mét khối, mức cao nhất trong 6 tháng, trong khi nguồn cung trong tháng này cũng sẽ đạt mức cao nhất kể từ tháng 5, mặc dù giá đã giảm mạnh so với giá bán tại Châu Á.

Giá LNG tương lại tại châu Á đã giảm chưa đến 1% trong tuần trước và ổn định vào thứ Năm ở mức 17,1 USD/MMbtu trong bối cảnh tồn kho cao ở Đông Bắc Á. ANZ lưu ý rằng lượng hàng tồn kho dồi dào trong khu vực đang “khuyến khích người mua bán lại hàng hóa nhập khẩu của họ”.

Giá cước vận tải cao và thời gian vận chuyển dài hơn đến châu Á đang thu hẹp hoạt động kinh doanh LNG tại khu vực này. Trong khi đó, sự chậm trễ ở Kênh đào Panama cũng khiến các lô hàng ở lại lưu vực Đại Tây Dương thay vì đến châu Á.

Đỗ Khánh

Montel