EU dường như "bó tay" trước tốc độ tăng trưởng mãnh mẽ của dầu Nga

12:54 | 26/07/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các quốc gia thành viên EU dường như không muốn điều chỉnh lại giá trần của G7 đối với dầu xuất khẩu của Nga, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giá dầu thô Urals của nước này đang tăng trên mức 60 USD/thùng - mức giá đã được áp đặt trước đó.
Nga và Kazakhstan hợp tác trung chuyển dầuNga và Kazakhstan hợp tác trung chuyển dầu
Iraq sẽ bàn về việc khởi động lại đường ống dẫn dầu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến thăm của Tổng thống ErdoganIraq sẽ bàn về việc khởi động lại đường ống dẫn dầu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến thăm của Tổng thống Erdogan
EU dường như
Ảnh minh họa

Trước đây, Ba Lan và các nước vùng Baltic đã có “lập trường diều hâu” nhằm sử dụng mức giá trần để hạn chế doanh thu dầu mỏ của Nga, nhưng gần đây họ đã từ bỏ ý định kêu gọi hạ giá.

Tương tự, dường như các nhà nhập khẩu dầu lớn của EU vẫn chưa lo ngại về việc cần phải tăng giá trần để duy trì dầu của Nga tiếp tục chảy vào thị trường toàn cầu, mặc dù giá dầu Brent chuẩn đã vượt qua mức 80 USD/thùng.

Một nhà ngoại giao Baltic cho biết: “Hiện tại, Hội đồng của Liên minh châu Âu không có động thái nào đối với giá dầu trần”.

Cho đến nay, việc giới hạn giá này đã đạt được mục tiêu kép, giúp duy trì dầu của Nga chảy ra thị trường toàn cầu và duy trì giá cả phải chăng cho người tiêu dùng phương Tây, đồng thời hạn chế doanh thu của Moscow từ dầu.

Luật giới hạn giá của EU quy định mức giá trần đối với dầu của Nga phải được xem xét hai tháng một lần và nên được đặt thấp hơn 5% so với giá thị trường, theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Trên thực tế, các nhà ngoại giao không muốn thảo luận lại về mức giá trần, vốn được đặt ra như một phần trong các biện pháp trừng phạt mở rộng của EU đối với Nga. Bất kỳ thay đổi nào cũng cần có sự đồng ý nhất trí của tất cả 27 thành viên của khối này.

Áp lực dầu thô Brent tăng giá

Gần đây, dầu thô Brent đã tăng trên 80 USD/thùng, trong khi khách hàng mua dầu Urals của Nga trả mức chiết khấu khoảng 20 USD/thùng, giúp đưa dầu của Nga lần đầu tiên chạm mức giới hạn giá 60 USD/thùng - được áp đặt vào tháng 12 năm ngoái.

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao từ một quốc gia có “lập trường diều hâu” đối với Nga cho biết họ nghĩ chính phủ của họ không thể ủng hộ bất kỳ đề xuất nào nhằm nâng mức trần và cho phép nhiều doanh thu hơn chảy vào Nga, ngay cả khi điều đó sẽ làm giảm áp lực lên thị trường dầu mỏ.

“Trong tình huống như vậy, chúng tôi sẽ phản đối khả năng tăng giá trần”, nhà ngoại giao này cho biết.

Gần đây nhất là vào giữa tháng 3, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic đã hạ mức trần xuống còn 30 USD/thùng.

Nhưng các nguồn tin ở Brussels và Washington cho biết Mỹ đã sử dụng viện trợ quân sự làm đòn bẩy để đẩy lùi bất kỳ mức giá trần nào mà có thể làm giảm quá nhiều nguồn cung dầu và khiến giá tăng vọt.

Động thái này dường như đã dập tắt những cuộc đàm phán tiếp theo về giới hạn giá dầu của Nga xuống mức thấp hơn.

Một nhà ngoại giao vùng Baltic cho biết: "Chúng tôi luôn muốn mức trần càng thấp càng tốt, để không cho phép lấp đầy ngân sách của Nga. Nhưng đây là một động thái thống nhất từ EU đến G7".

Mức giá trần có thể ảnh hưởng đáng kể đến dầu của Nga?

Energy Intelligence ước tính việc vi phạm giới hạn sẽ gây ra mối đe dọa đối với khoảng 20% ​​lượng dầu xuất khẩu của Nga từ các cảng Biển Đen và Biển Baltic. Lượng dầu này vẫn được vận chuyển bởi các tàu chở dầu thuộc sở hữu của các công ty phương Tây hoặc sử dụng bảo hiểm phương Tây.

Phân tích của Energy Intelligence cho thấy, doanh thu của Chính phủ Nga đã giảm mạnh kể từ năm ngoái, đây là kết quả của việc giá dầu chuẩn quốc tế giảm và lệnh cấm mua dầu từ Nga của EU hơn là do giá trần.

Vài tháng tới có thể là cuộc thử nghiệm thực sự để xem liệu mức trần có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu và khối lượng xuất khẩu của Nga hay không.

Một nhà ngoại giao khác của EU thừa nhận thực chất giá dầu thô của Nga được thiết lập bởi khách hàng lớn nhất của nước này - Trung Quốc và Ấn Độ - trả giá, chứ không phải bởi mức giá trần do EU và các nước đồng minh đặt ra.

Nhà ngoại giao này cho biết: “Bây giờ chúng tôi thừa nhận trong nội bộ nhưng chưa công khai rằng toàn bộ giới hạn giá chỉ hoạt động nhờ sự hợp tác thầm lặng từ Trung Quốc và Ấn Độ”.

"Họ mua phần lớn dầu thô của Nga. Họ mới thực sự là những người có thể chèn ép Nga".

Hiện, hai quốc gia này đều nhập khẩu hơn 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga. Họ đã mua dầu Urals với mức chiết khấu sâu từ rất lâu, trước lệnh cấm nhập khẩu của EU và mức trần giá của G7.

Tuy nhiên, sau khi các biện pháp đó có hiệu lực, thì hiện hầu hết dầu xuất khẩu của Nga được xử lý bởi một "đội tàu ma" gồm các tàu chở dầu không thuộc G7.

EU tránh xem xét lại mức giá trần

Có vẻ như ngày càng có nhiều khả năng việc giới hạn giá sẽ là mãi mãi và mức hiện tại sẽ không thay đổi, ít nhất là vào lúc này.

Một cựu quan chức ngoại giao nói với Energy Intelligence: “Rất khó để tìm được sự thỏa hiệp trong những vấn đề gây tranh cãi".

Nhưng một nguồn tin khác chỉ ra rằng Ủy ban châu Âu - cơ quan điều hành của EU - dường như đang tránh xem xét lại mức giá trần.

Một nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận của EU về lệnh trừng phạt cho biết: “EU có thể ngại thực hiện đánh giá và đưa ra mức giá 60 USD/thùng hai tháng một lần”.

Yến Anh

Energy Intelligence