EU đã rơi vào thế “há miệng mắc quai”?

15:24 | 01/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hôm thứ Tư 29/11, tờ Financial Times đưa tin EU đang bán lại hơn 1/5 lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Nga sang các nơi khác trên thế giới.
Kiev đề xuất đảo ngược dòng khí đốt qua đường ống xuyên BalkanKiev đề xuất đảo ngược dòng khí đốt qua đường ống xuyên Balkan
CEO Uniper: Châu Âu cần nhiều LNG hơn để giảm bớt căng thẳng trên thị trườngCEO Uniper: Châu Âu cần nhiều LNG hơn để giảm bớt căng thẳng trên thị trường
EU đã rơi vào thế “há miệng mắc quai”?
Ảnh minh họa

Việc trung chuyển LNG của Nga đã bị cấm ở Anh và Hà Lan, mặc dù dữ liệu cho thấy nguồn cung LNG từ Nga được “vận chuyển thường xuyên” giữa các tàu chở ở Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha trước khi xuất khẩu cho khách hàng ở các quốc gia khác, hãng tin này cho biết.

Theo FT, các cảng ở ba nước EU tiếp tục nhận được khối lượng khí đốt đáng kể của Nga từ nhà máy LNG Yamal ở Bắc Cực. Các cổ đông hàng đầu của cơ sở này là nhà khai thác khí đốt lớn thứ hai của Nga, Novatek, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp.

Tờ báo này cho biết các cảng Zeebrugge ở Bỉ và Montoir-de-Bretagne ở Pháp đã nhận được lô hàng LNG của Nga lớn nhất so với tất cả các cảng EU trong năm nay.

“Việc trung chuyển thường diễn ra giữa các tàu phá băng của Nga - được sử dụng để chạy từ bán đảo Yamal đến Tây Bắc châu Âu, và các tàu chở LNG thông thường, rồi sau đó những tàu này đi đến các cảng khác, còn các tàu phá băng lại quay trở lại phía bắc,” FT đã viết.

Theo hãng tin này, EU đã nhập khẩu 17,8 tỷ mét khối LNG của Nga từ tháng 1 đến tháng 9. Dữ liệu từ Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng tiết lộ, khoảng 21% khối lượng này được chuyển sang các tàu chở hướng tới các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Bangladesh.

Hoạt động nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga hầu hết đã bị dừng lại, do những hạn chế liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, các nước EU vẫn tiếp tục mua khối lượng LNG kỷ lục từ Nga trong năm nay, bất chấp cam kết của khối này sẽ ngừng tiêu thụ năng lượng của Nga.

Amund Vik, cựu Bộ trưởng Năng lượng Na Uy và cố vấn của Tập đoàn Eurasia Uy cho biết, các nước EU đã rơi vào thế “há miệng mắc quai” và các nước thành viên sẽ “khó có thể lên tiếng phản đối xuất khẩu LNG của Nga đến nơi khác nếu chính bản thân họ còn đang sử dụng nó.”

Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ nằm trong số các quốc gia tăng cường mua LNG của Nga, cho đến nay vẫn không bị trừng phạt bất chấp một số quan chức EU nhiều lần kêu gọi cắt nguồn cung từ Nga.

Yến Anh

RT