CEO Uniper: Châu Âu cần nhiều LNG hơn để giảm bớt căng thẳng trên thị trường

07:51 | 01/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Theo Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis, Châu Âu cần nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hơn để giúp khu vực này phục hồi sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái, Energy Voice đưa tin.
Ủy ban châu Âu phê duyệt kế hoạch giải cứu gã khổng lồ khí đốt UniperỦy ban châu Âu phê duyệt kế hoạch giải cứu gã khổng lồ khí đốt Uniper
Hợp đồng LNG ngắn hạn hay dài hạn mới thực sự quan trọng đối với châu Âu?Hợp đồng LNG ngắn hạn hay dài hạn mới thực sự quan trọng đối với châu Âu?
CEO Uniper: Châu Âu cần nhiều LNG hơn để giảm bớt căng thẳng trên thị trường
Ông Michael Lewis, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng Uniper

Ông Lewis cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Bloomberg ở Berlin rằng cho đến khi khối lượng LNG được đưa ra thị trường nhiều hơn đáng kể, tình hình sẽ vẫn rất căng thẳng.

Công ty năng lượng này của Đức đã được chính phủ cứu trợ vào thời điểm cuộc khủng hoảng năng lượng lên đến đỉnh điểm năm ngoái, sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream và giá khí đốt tăng vọt. Gói giải cứu này là một trong những gói lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Đức.

Hiện Uniper đang phải đối mặt với việc phục hồi sau cuộc khủng hoảng - và cuối cùng là chấm dứt quyền sở hữu của chính phủ - đồng thời chuẩn bị chuyển sang nền kinh tế ít carbon.

Ông Lewis cho biết: “Chúng tôi đang gây dựng lại một công ty đang phải đối mặt với quá trình chuyển đổi năng lượng. Công việc quản lý của chúng tôi là đảm bảo công ty luôn ở trạng thái tài chính vững mạnh. Chúng tôi đang ở vị trí tốt hơn nhiều so với một năm trước.”

Giá khí đốt của châu Âu đã giảm đáng kể kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm ngoái, nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử. Khu vực này đã nhanh chóng chuyển sang nhập khẩu LNG để lấp đầy khoảng trống nguồn cung và giảm nhu cầu trong bối cảnh khủng hoảng, mặc dù rủi ro vẫn còn hiện hữu.

Một quan chức hàng đầu của Ủy ban châu Âu cho biết hôm thứ Năm rằng LNG sẽ vẫn là một phần trong cơ cấu năng lượng của châu Âu cho đến năm 2050. Châu lục này dự kiến sẽ tiếp nhận thêm nhiều nguồn cung mới từ Mỹ vào năm 2026.

Theo ông Lewis, mục tiêu cuối cùng là loại bỏ khí đốt và chuyển sang sử dụng hydro. Ông cũng lưu ý rằng nhu cầu khí đốt của châu Âu vẫn không chắc chắn trong ngắn hạn.

Ngoài ra, ông cho biết phán quyết của tòa án Đức nhằm cắt giảm 60 tỷ euro (65 tỷ USD) nguồn tài trợ ngoài ngân sách cho hành động về khí hậu đưa ra trong tháng thể hiện một “thách thức ngắn hạn” đối với quá trình chuyển đổi năng lượng.

“Về lâu dài, chúng tôi biết mình cần phải loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, giảm lượng khí thải CO2 và điều đó có nghĩa là một số chính sách cần được thực hiện để hỗ trợ điều đó,” ông nói.

Đỗ Khánh

Energy Voice