Đức tăng công suất nhập khẩu LNG do lo ngại tấn công đường ống

10:01 | 28/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đức có kế hoạch xây dựng một hoặc hai kho cảng nhập khẩu LNG nổi tại hòn đảo lớn nhất của họ, Rügen ở Biển Baltic, vì các quan chức nước này không loại trừ các cuộc tấn công tiếp theo vào cơ sở hạ tầng đường ống năng lượng và khí đốt.
Đức tăng công suất nhập khẩu LNG do lo ngại tấn công đường ống

Đức không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc tấn công khác vào đường ống dẫn khí đốt tự nhiên sau vụ phá hoại bí ẩn đường ống Nord Stream vào mùa thu năm ngoái, Thủ tướng Olaf Scholz cho hay.

Cho đến giữa năm 2022, Đức đã nhận phần lớn khí đốt từ Nga thông qua Nord Stream-1 trước khi Nga ngừng giao hàng vào đầu tháng 9, tuyên bố không có khả năng sửa chữa turbine khí do lệnh trừng phạt của phương Tây. Vụ phá hoại tại tuyến đường ống Nord Stream-1 và Nord Stream-2 xảy ra vào cuối tháng đó.

Sau khi nguồn cung cấp khí đốt của Nga bị đình chỉ, Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu của Đức và nguồn cung cấp đang đến thông qua các đường ống.

Lo ngại về một cuộc tấn công mới có thể xảy ra đối với cơ sở hạ tầng đường ống, các quan chức Đức hiện đang tìm cách xây dựng các cảng nhập khẩu LNG nổi tại cảng Mukran trên đảo Rügen vào năm 2024, theo nguồn tin của Bloomberg.

Đối mặt với viễn cảnh không còn khí đốt từ Nga, Đức đã gấp rút lắp đặt các thiết bị lưu trữ và tái chế khí nổi (FSRU) vào năm ngoái.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu có kế hoạch về công suất nhập khẩu LNG lên tới 70,7 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030. Điều này sẽ khiến Đức trở thành nước có công suất nhập khẩu LNG lớn thứ tư trên thế giới.

Được biết, Đức có kế hoạch sở hữu tổng cộng 10 FSRU, một số trong số đó sẽ bị loại bỏ và thay thế bằng các cơ sở tái chế khí trên bờ sau khi chúng được xây dựng. Việc vội vàng có các cảng nhập khẩu LNG này sẽ khiến Đức trở thành nước có công suất nhập khẩu lớn thứ tư sau các khách hàng mua LNG lớn của châu Á là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Giám đốc điều hành của công ty tiện ích hàng đầu nước Đức, RWE, cho biết vào tháng trước trong một cuộc phỏng vấn với các tạp chí kinh doanh của Đức Der Stern và Capital rằng Đức có thể sẽ sử dụng ít công suất nhập khẩu LNG hơn so với kế hoạch triển khai trong thập kỷ này, nhưng vấn đề an toàn cần được ưu tiên hàng đầu.

Đức có thể không sử dụng hết công suất nhập khẩu LNG mới Đức có thể không sử dụng hết công suất nhập khẩu LNG mới
Đức thông qua luật nhằm loại Rosneft khỏi nhà máy lọc dầu Schwedt Đức thông qua luật nhằm loại Rosneft khỏi nhà máy lọc dầu Schwedt

Bình An