Dự trữ khí đốt của Đức tăng nhanh hơn dự kiến

06:30 | 30/08/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các kho tích trữ khí đốt của Đức đang được lấp đầy nhanh hơn kế hoạch mặc dù nguồn cung từ Nga bị cắt giảm mạnh.
Giá dầu tăng trước nguy cơ OPEC cắt giảm sản lượngGiá dầu tăng trước nguy cơ OPEC cắt giảm sản lượng
Mỹ tiếp tục tìm cách tăng nguồn cung khí đốt cho châu ÂuMỹ tiếp tục tìm cách tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu
Sinopec công bố lợi nhuận nửa đầu năm đạt kỷ lục do giá xăng dầu tăng cao
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga đã phải tăng cường dự trữ khí đốt cho mùa đông sau khi lượng khí đốt giao từ Nga giảm mạnh do chiến tranh bùng nổ ở Ukraine.

Vào tuần trước, Cơ quan quản lý năng lượng Đức cho rằng nước này khó có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, Chính phủ Đức lại cho biết các biện pháp tiết kiệm năng lượng và việc tích cực mua khí đốt từ các nhà cung cấp khác trong những tuần gần đây đã đem lại cho Đức những “tiến bộ đáng kinh ngạc”.

“Các kho dự trữ đang được lấp đầy nhanh hơn dự kiến bất chấp hoàn cảnh khó khăn”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói.

Ông Habeck cho biết thêm, mục tiêu đạt được 85% công suất lưu trữ khí đốt tại các kho chứa vào tháng 10 có thể sẽ đạt được ngay trong đầu tháng 9 với tiến độ dự trữ khí đốt hiện tại đang là 82%.

Hiện nay, dòng chảy khí đốt từ đường ống chính Nord Stream đã giảm xuống 20% với việc Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Moscow sử dụng khí đốt như một vũ khí để chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây về vấn đề Ukraine.

Nhằm ngăn chặn nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng vào mùa đông, tháng 7 vừa qua Berlin đã đặt ra một loạt mục tiêu để các kho dự trữ khí đốt đạt 95% công suất vào tháng 11. Chính phủ đã đề xuất các biện pháp cho phép sử dụng nhiều than hơn và giảm mức tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà công cộng.

Đức cũng đã chi 1,5 tỷ euro để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nhà cung cấp chính là Qatar và Mỹ cùng 5 kho cảng LNG mới được lên kế hoạch nhập khẩu khí đốt này bằng đường biển.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ánh Ngọc