Doanh thu từ dầu khí của Nga giảm gần 40% trong tháng 1

06:30 | 02/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã giảm gần 40% trong tháng 1 do giá trần và các lệnh trừng phạt của phương Tây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Ba.
Nga lên kế hoạch giảm mạnh xuất khẩu dầu thô tháng 3Nga lên kế hoạch giảm mạnh xuất khẩu dầu thô tháng 3
Nga ngừng cung cấp dầu cho Ba LanNga ngừng cung cấp dầu cho Ba Lan
Doanh thu từ dầu khí của Nga giảm gần 40% trong tháng 1
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Doanh thu xuất khẩu dầu khí của Nga đạt 18,5 tỷ USD trong tháng 1, thấp hơn 38% so với 30 tỷ USD mà Moscow nhận được vào cùng kỳ năm ngoái, một tháng trước khi tiến quân vào Ukraine, theo số liệu của IEA được chia sẻ với Reuters.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết các biện pháp của phương Tây nhằm vào xuất khẩu năng lượng của Nga đã đạt được mục tiêu ổn định thị trường dầu mỏ và giảm doanh thu của Moscow từ xuất khẩu dầu khí.

Birol nói với Reuters: "Chúng tôi kỳ vọng rằng sự sụt giảm này sẽ lớn hơn trong những tháng tới. Và thậm chí còn mạnh hơn trong trung hạn, do thiếu khả năng tiếp cận công nghệ và đầu tư".

Các hạn chế quốc tế áp đặt lên Nga để đối phó với cuộc xung đột tại Ukraine, bao gồm mức trần giá dầu thô 60 USD/thùng do G7 áp đặt, đã khiến dầu Urals của Nga được bán với giá thấp hơn nhiều so với dầu Brent.

Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia cũng cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển của Nga từ tháng 12 và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc xuất khẩu sang Nga các công nghệ cần thiết để lọc dầu. Mỹ và Anh cũng đã áp đặt các hạn chế đối với dầu nhập khẩu từ Nga.

Moscow dựa vào thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt - năm ngoái khoảng 11,6 nghìn tỷ rúp (154,68 tỷ USD) - để tài trợ cho chi tiêu ngân sách của mình, và đã buộc phải bắt đầu bán dự trữ ngoại tệ để bù đắp thâm hụt gia tăng do chi phí cho cuộc xung đột với Ukraine.

Trong khi đó, châu Âu đang chạy đua để loại bỏ khí đốt của Nga, sau khi Moscow cắt giảm việc cung cấp đường ống dẫn tới EU. Điều đó đã đẩy giá khí đốt của châu Âu lên mức cao kỷ lục và khiến các quốc gia phải vật lộn để tìm nguồn cung cấp thay thế và đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Birol cho biết các nước EU đã đạt được tiến bộ trong việc cải thiện an ninh năng lượng vào năm ngoái, bao gồm việc mở rộng nhanh chóng năng lượng tái tạo và bơm nhiệt để giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, ông cho biết rủi ro vẫn còn và các quốc gia cần tiếp tục nỗ lực tiết kiệm năng lượng và bảo vệ nguồn cung cấp. Khả năng đảm bảo đủ khí đốt của châu Âu có thể bị thách thức bởi nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc, hoặc nếu Nga cắt nguồn khí đốt đến châu Âu.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh