Công ty dịch vụ dầu mỏ lớn nhất thế giới tạm ngừng giao dịch với Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
SLB - nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, là một trong số ít các nhà cung cấp tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ tại Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Lệnh cấm mới nhất của công ty sẽ tăng các hạn chế đối với Nga - vốn đã có từ năm 2022 - ở nhiều quốc gia hơn. Động thái này được đưa ra "để đáp lại việc quốc tế tiếp tục mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga", công ty cho biết trong thông cáo báo chí.
Công ty (với tên gọi trước đây là Schlumberger) cho biết lệnh cấm với Nga hiện áp dụng cho tất cả các địa điểm hoạt động trên toàn thế giới của họ, không chỉ ở Anh, Mỹ, Liên minh Châu Âu và Canada.
"SLB có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc các luật kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt kinh tế, đồng thời công ty vẫn liên kết với cộng đồng quốc tế trong việc lên án và kêu gọi chấm dứt xung đột ở Ukraine", công ty cho biết trong một thông cáo.
Gần đây, công ty có trụ sở tại Curacao này có 9.600 nhân viên làm việc cho các công ty dầu khí hàng đầu của Nga như Gazprom Neft và Rosneft. Công việc tại đây đã đóng góp 5% cho doanh thu 28 tỷ USD của công ty.
Đầu năm nay, Reuters đưa tin SLB đã có những thay đổi để tiếp tục tuân thủ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga về việc chuyển giao công nghệ và thiết bị dầu mỏ. Những thay đổi bao gồm việc cấm nhân viên Nga truy cập vào một số phần mềm và hệ thống nhắn tin nhất định, đồng thời tách biệt hoạt động giữa các đơn vị với nhau.
Công ty này đã bị các nhóm nhân quyền và nhân viên chỉ trích về quyết định ở lại Nga.
Các công ty dịch vụ dầu mỏ đối thủ của SLB là Halliburton và Baker Hughes đã bán hoặc đấu giá tài sản của họ ở Nga ngay sau cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Yến Anh
Reuters
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1