Châu Âu thắt chặt quy định xả thải khí metan trong khai thác dầu khí
![]() |
Thành viên Nghị viện châu Âu (MEP) đã thông qua văn bản mới trong một phiên họp toàn thể. Không chỉ là chủ đề đàm phán giữa những quốc gia thành viên, văn bản này còn thúc giục Ủy ban châu Âu (EC) đặt ra “mục tiêu ràng buộc” cho năm 2025 và năm 2030, nhằm giảm phát thải khí metan từ lĩnh vực năng lượng của EU.
Nhân dịp sự kiện COP26 tổ chức ở Glasgow (Vương quốc Anh) vào năm 2021, EU đặt cam kết: Từ nay cho đến năm 2030, lượng khí thải metan của toàn khối sẽ giảm 30% so với năm 2020. Dù vậy, EC không đề xuất bất cứ mục tiêu ràng buộc nào nhằm hạn chế phát thải khí metan trong quá trình khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Văn bản này là trường hợp đầu tiên EU bắt buộc những công ty dầu khí, cũng như với những nhà khai thác mỏ than, phải thường xuyên kiểm tra thiết bị và sửa chữa ngay những chỗ rò rỉ khí.
MEP cũng đã tán thành ý kiến nâng tần suất thực hiện công tác kiểm tra. Và trên hết, MEP yêu cầu hạ thấp ngưỡng rò rỉ xuống mức thấp nhất. Những trường hợp vượt ngưỡng cho phép phải được phát hiện và bịt kín. Như vậy, những quy định đã trở nên nghiêm ngặt hơn nhiều so với phiên bản được đề xuất và thông qua vào cuối tháng 12/2022.
Bà Jutta Paulus - đại diện của Đức trong EP, nhận xét về văn bản: “Hội đồng (châu Âu) không đặt ra những quy định đầy tham vọng”, vì đối với ngành dầu khí, ta có thể “giảm thải được những ba phần tư lượng khí thải metan chỉ với những biện pháp đơn giản và không cần đầu tư lớn”.
Nghị viện cũng phê chuẩn việc cấm thường xuyên đốt bỏ khí đồng hành (trừ phi vì lý do an toàn). Đây là một hoạt động phổ biến, tập trung vào việc đốt bỏ lượng khí thoát ra từ giếng hoặc mỏ vì lý do hậu cần hoặc kinh tế, làm giải phóng một lượng lớn khí metan vào bầu khí quyển.
Và trái với dự đoán của EC, MEP yêu cầu áp dụng những quy định mới (từ năm 2026) đối với cả nhiên liệu hóa thạch được nhập khẩu vào EU. Tức là, những nhà nhập khẩu khí đốt, than và dầu sẽ phải thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện và sửa chữa rò rỉ theo tiêu chuẩn châu Âu trong quá trình khai thác hydrocarbon.
Bà Paulus nhấn mạnh: “Hơn 80% nhiên liệu hóa thạch tiêu thụ tại châu Âu đến từ nguồn nhập khẩu. Mở rộng phạm vi nhập khẩu năng lượng là điều cần thiết”. Bà cũng kêu gọi tạo ra “những quy định thị trường công bằng với tất cả mọi người”.
Nhiều văn bản châu Âu khác đang được thảo luận. Nội dung tập trung chủ yếu vào vấn đề hạn chế khí thải trong nông nghiệp và công nghiệp.
Ngọc Duyên
AFP
- Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
- Tiềm năng điện gió Việt Nam: Phân bố rõ rệt theo vùng, mở rộng từ đất liền ra biển khơi
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Hợp tác Năng lượng Xanh Việt - Trung - ASEAN hướng tới Net Zero 2050
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững