Lượng khí đốt bỏ toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất
![]() |
139 tỷ m3 khí bị đốt bỏ trong năm 2022
Khi dầu được chiết xuất, nó thường nổi lên bề mặt kèm theo nước và khí (còn được gọi là ”khí đồng hành”). Sau khi được tách ra khỏi dầu, khí có thể bị "đốt bỏ", tức là cháy tại chỗ, một hoạt động biểu hiện như một đám khói phát ra từ ngọn lửa và đi kèm với lượng khí thải nhà kính đáng kể. Hiện tượng đốt bỏ khí này xảy ra chủ yếu trong trường hợp không có cơ sở hạ tầng xử lý và vận chuyển để bán cái gọi là khí "đồng hành" này.
Vào năm 2022, gần 139 tỷ m3 khí đốt đã bị đốt bỏ (so với 144 Gm3 vào năm 2021), theo Hiệp hội Giảm khí đốt bỏ toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (GGFR), một tổ chức dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới, tập hợp các chính phủ, các nhóm dầu mỏ và các tổ chức chống đốt bỏ khí đồng hành. Báo cáo nêu rõ, sản lượng dầu thô toàn cầu tăng gần 5% trong năm 2022.
Ngân hàng Thế giới cho biết: "Lượng khí đốt bỏ trên mỗi thùng dầu được sản xuất trung bình là 4,7 m3 mỗi thùng vào năm 2022, so với 5,1 m3/thùng vào năm 2021”.
9 quốc gia chiếm 3/4 số lượng khí đốt bỏ toàn cầu
Chín quốc gia (Nga, Iraq, Iran, Algeria, Venezuela, Hoa Kỳ, Mexico, Libya và Nigeria) chiếm ba phần tư lượng khí đốt bỏ toàn cầu, mặc dù các nước này chiếm chưa đến một nửa sản lượng dầu toàn cầu.
Sự sụt giảm đáng kể nhất về khối lượng khí đốt bỏ vào năm 2022, phải kể đến Nigeria, nơi đã giảm 20% lượng khí đốt bỏ vào năm ngoái (phần lớn do sản lượng dầu ở nước này giảm 14%). Tại Mexico, sản lượng dầu vẫn tương đối ổn định vào năm 2022 nhưng nước này đã giảm 13% lượng khí đốt bỏ (đặc biệt là từ các mỏ ngoài khơi Ku-Maloop-Zaap và Akal).
Năm 2022, Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng việc đốt bỏ khí vẫn dẫn đến lượng phát thải tương đương 357 triệu tấn CO2. Báo cáo nhấn mạnh về "sự không chắc chắn xung quanh lượng khí mêtan được giải phóng do đốt bỏ khí đồng hành... Lượng khí thải mêtan từ khí đốt bỏ có thể cao hơn đáng kể so với ước tính trước đây".
Có thể thấy, tham vọng chấm dứt việc đốt bỏ đốt vào năm 2030 trên các mỏ dầu do Ngân hàng Thế giới thực hiện từ năm 2015 ("Sáng kiến Zero Routing Flaring by 2030") là rất cần thiết, nhưng con đường để đạt được nó vẫn còn rất xa.
Nh.Thạch
AFP
- Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
- Tiềm năng điện gió Việt Nam: Phân bố rõ rệt theo vùng, mở rộng từ đất liền ra biển khơi
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Hợp tác Năng lượng Xanh Việt - Trung - ASEAN hướng tới Net Zero 2050
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững