Châu Âu: Các nhà khai thác kho khí đốt gây rủi ro an ninh năng lượng sẽ phải từ bỏ quyền sở hữu hoặc nhường quyền kiểm soát các cơ sở
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Chương trình chứng nhận mới “sẽ tránh những rủi ro tiềm ẩn do ảnh hưởng từ bên ngoài đối với cơ sở hạ tầng lưu trữ quan trọng,” Ủy ban Châu Âu cho biết.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết: “Dù thuộc sở hữu của Gazprom hay không tất cả các cơ sở lưu trữ đều phải trải qua quy trình chứng nhận để chứng minh rằng họ không đặt an ninh năng lượng của EU vào nguy cơ rủi ro".
Điều này có nghĩa là “các nhà khai thác không được chứng nhận sẽ phải từ bỏ quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU,” giám đốc điều hành EU nói thêm trong tuyên bố của họ.
Chương trình chứng nhận mới nhằm ngăn chặn sự lặp lại vào mùa hè năm 2021 khi Gazprom không bổ sung các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu trước mùa đông. Kho lưu trữ thuộc sở hữu của Gazprom thấp hơn nhiều so với mức lấp đầy so với không thuộc sở hữu của Gazprom.
Gazprom độc quyền thuộc sở hữu nhà nước của Nga điều hành các cơ sở lưu trữ khí đốt ở Đức, Hà Lan, Áo và các nước châu Âu khác ngoài EU, bị nghi ngờ là đã cố tình giữ kho của mình ở mức thấp trong suốt mùa hè trước khi tiến quân vào Ukraine.
Là một phần của quy định lưu trữ khí đốt mới, Ủy ban cũng đề xuất đưa ra nghĩa vụ mức dự trữ khí đốt tối thiểu 80% cho mùa đông tới để đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng, tăng lên 90% trong những năm tiếp theo.
Để khuyến khích việc nạp khí cho các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU, Ủy ban cũng đề xuất giảm 100% thuế quan tại các điểm xuất nhập của các cơ sở lưu trữ. Cho đến nay chỉ có thể giảm giá tới 50%, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn chúng.
Ủy ban cho biết kho chứa khí đốt thường chiếm 25-30% lượng tiêu thụ khí đốt của EU trong một mùa đông điển hình và đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh nguồn cung của EU. Châu Âu cần hành động nhanh chóng để đảm bảo cung cấp năng lượng cho mùa đông tới.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chivy
- Iraq tạm dừng xuất khẩu dầu thô phía bắc sau khi thắng kiện Thổ Nhĩ Kỳ
- Doanh thu xuất khẩu khí đốt từ Azerbaijan đến EU tăng gấp 4 lần
- Rosneft, CNPC thảo luận hợp tác song phương
- Sản lượng dầu khí Na Uy tháng 2 chưa đạt mục tiêu
- Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần 40% mức phục hồi nhu cầu dầu năm 2023