Châu Á: Năng lượng xanh có đánh bại được than đá?
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 6, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam đang sản xuất khoảng 80% tổng lượng than châu Á, với kế hoạch phát triển hơn 600 tổ máy điện than. Các dự án dự kiến sẽ tạo ra khoảng 300 gigawatt năng lượng.
Việc tiếp tục phụ thuộc là điều đáng ngạc nhiên khi xem xét nhiều dự án năng lượng thay thế có thể hấp dẫn hơn về mặt tài chính, vì chi phí xây dựng các nhà máy than mới là rất cao nếu xét trên toàn cầu, nhằm giảm sự phụ thuộc vào điện than.
Carbon Tracker, tổ chức tư vấn có trụ sở tại London đã xuất bản báo cáo tuyên bố rằng, năng lượng mặt trời và năng lượng gió tạo ra năng lượng rẻ hơn đáng kể, với chi phí thấp hơn khoảng 85% so với sản xuất than hiện tại. Và đến năm 2026, gần 100% sản lượng than sẽ đắt hơn so với việc xây dựng và vận hành các dự án tái tạo.
Châu Âu đã dần dần loại bỏ sản xuất than với tốc độ ngày càng tăng, Vương quốc Anh có kế hoạch ngừng hoạt động các nhà máy than của nước này sớm hơn một năm so với dự kiến, vào năm 2024. Ngoài ra, nhiều nhà máy than không sử dụng của Anh hiện đang được được chuyển đổi để sử dụng năng lượng thay thế, bao gồm cả việc tạo ra các nhà máy điện địa nhiệt.
Hiện tại, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất thế giới vào than. Và họ có kế hoạch tăng sản lượng năng lượng than thêm 187 gigawatt, trên mức sản lượng 1.100 gigawatt hiện tại. Ngoài ra, vào năm 2020 một vụ sáp nhập Sơn Tây đã thành lập một trong những công ty than lớn nhất thế giới.
Mặc dù đặt mục tiêu trở thành trung hòa carbon vào năm 2060, sự phụ thuộc vào than của Trung Quốc vẫn chưa giảm xuống khi ngành công nghiệp chạy bằng than đá chiếm 37% hoạt động kinh tế của nước này vào năm 2020. Vào năm 2019, than đá chiếm khoảng 57% mức tiêu thụ năng lượng của cả nước.
Tuy nhiên, báo cáo dự đoán rằng năng lượng tái tạo sẽ vượt qua sản xuất than ở Ấn Độ và Indonesia vào năm 2024. Và nó sẽ trở nên kém hiệu quả về mặt kinh tế hơn so với năng lượng tái tạo ở Nhật Bản và Việt Nam vào năm 2022.
Trong khi đó, các nước châu Á khác đang theo chân châu Âu và từ bỏ sản xuất than. Ví dụ, nhà sản xuất than lớn nhất của Thái Lan - Banpu - cho biết họ sẽ không theo đuổi bất kỳ dự án than mới nào để chuyển hướng sang năng lượng xanh hơn.
Trong khi than tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho một số quốc gia châu Á lớn nhất, với nhiều nhà máy được lên kế hoạch trong những năm tới, liệu các quốc gia này có tiếp tục theo đuổi một chiến lược năng lượng trái ngược với các kế hoạch năng lượng xanh quốc tế, hay họ sẽ nhượng bộ trong việc phát triển năng lượng tái tạo?
![]() |
![]() |
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Bảo Vy
- Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"