Châu Á cần khí đốt làm cầu nối cho một tương lai năng lượng sạch hơn
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Ông Toshiro Kudama, Giám đốc điều hành của Jera Asia Pte Ltd., cho biết tại Diễn đàn Kinh tế mới Bloomberg ở Singapore hôm thứ Năm 9/11: “Chúng tôi cần khí đốt tự nhiên tại nền kinh tế châu Á. Thật khó có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của khu vực này bằng các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục”.
Quan điểm này lặp lại quan điểm của các nhà khai thác năng lượng lớn, trong đó có Chevron và Shell, khẳng định rằng khí đốt sẽ đóng vai trò lâu dài trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận thấy nhu cầu khí đốt sẽ đạt đỉnh điểm trong thập kỷ này và do đó không cần có dự án dài hạn mới nào.
Ở châu Á, “việc chuyển đổi ngay lập tức từ than đá sang các nguồn năng lượng tái tạo là không thực tế”, Yao Lixia, một thành viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết tại hội nghị trên. “Vì vậy, giải pháp trước mắt nhất có thể là khí đốt tự nhiên”.
Ông Yngve Slyngstad, Giám đốc điều hành của Industry Capital Partners, cho biết thêm: Bài học chính của cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái là tính bền vững đã chiếm vị trí thứ yếu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm đảo lộn thị trường năng lượng, khiến giá khí đốt và than đá tăng vọt trên toàn thế giới và khiến nhiên liệu trở nên quá đắt đỏ đối với một số quốc gia đang phát triển.
Đây không chỉ là vấn đề của châu Á. Ông Fikile Z. Majola, Thứ trưởng Thương mại của Cộng hòa Nam Phi, cho biết lục địa châu Phi đang trong quá trình đảm bảo an ninh năng lượng và hiện không đủ khả năng đầu tư thêm vào quá trình chuyển đổi này.
Yến Anh
Bloomberg
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh