Các mặt hàng công nghiệp có thể chịu nhiều áp lực bán trong đầu tuần này

19:00 | 12/04/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Kết thúc tuần giao dịch 05/4 - 11/4, ngoại trừ cacao thì các mặt hàng còn lại trong nhóm nguyên liệu công nghiệp đều phục hồi trở lại sau tuần giảm mạnh trước đó. Đáng chú ý nhất là mức tăng rất mạnh của giá bông và đường.
Các mặt hàng công nghiệp có thể chịu nhiều áp lực bán trong đầu tuần này
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Giá Arabica kỳ hạn tháng 5 trên sàn ICE US tăng mạnh 4.65%, phục hồi phần lớn những gì đã mất trong tuần trước đó. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chỉ số Dollar Index có tuần giảm thứ 3 liên tiếp, cộng thêm với lo ngại về thời tiết khô hạn ở Brazil.

Châu Âu đã có tiến triển đáng kể trong chương trình tiêm chủng như, số lượng người được tiêm chủng hàng ngày gấp đôi tại Đức và Pháp đạt mốc miễn dịch quan trọng sớm hơn kế hoạch một tuần. Italia cũng đang dự định nới lỏng các hạn chế xã hội do số ca nhiễm mới có xu hướng giảm. Nguồn cung cà phê toàn cầu được dự báo sẽ chuyển từ dư thừa trong niên vụ 20/21 sang thâm hụt trong niên vụ 21/22 do sản lượng giảm tại Brazil, vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh đến giá, mỗi khi có các thông tin tích cực về triển khai vaccine.

Về mặt kỹ thuật, giá đang nằm trong kênh xu hướng giảm từ cuối tháng 2 đến nay và bị cản rất mạnh ở đường MA50. Vì thế diễn biến trong 1, 2 phiên đầu tuần sẽ có quyết định lớn xu hướng chung của tuần này. Trong trường hợp giảm trở lại ngày hôm nay, giá có thể test lại mức hỗ trợ 125 cents. Còn nếu tiếp tục vượt được kháng cự 129 cents trong đầu tuần này, giá nhiều khả năng sẽ hướng đến vùng giá 131.00 – 133.00.

Giá Robusta kỳ hạn tháng 5 trên sàn ICE EU đóng cửa tuần tăng nhẹ trở lại 1.36%. Mặc dù tốc độ tiêm chủng gia tăng, nhưng châu Âu vẫn đang chật vật trong ứng phó Covid-19. Biến chủng B.1.1.7 – phát hiện lần đầu ở Anh, đã lan ra ít nhất 114 quốc gia với khả năng lây nhiễm mạnh hơn, độc lực cao hơn SARS-CoV-2. Điều này đang khiến giá Robusta liên tục bị cản lại ở mức kháng cự 1350. Trong tuần này, diễn biến của Arabica vẫn sẽ là lực kéo chính đối với giá Robusta, với khả năng hướng đến vùng 1360 – 1380 đang có phần nhỉnh hơn.

Giá đường kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tuần tăng mạnh 5.1%, chấm dứt chuỗi 6 tuần giảm liên tiếp trước đó. Mặc dù giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, tuy nhiên lo ngại về nguồn cung sụt giảm ở Brazil do thời tiết khô hạn ảnh hưởng đến mùa vụ mía đường ở Sao Paolo và lực mua kỹ thuật ở vùng giá quan trọng 15 cents đã giúp giá đường bật tăng trở lại.

Về mặt kỹ thuật, giá vẫn chưa thoát hẳn khỏi kênh xu hướng giảm từ cuối tháng 2 đến nay, và đang gặp lực cản lớn ở vùng mây kumo khá dày. Trong hôm nay, giá có thể test lại mức hỗ trợ ở vùng giá 15.20, và nếu tiếp tục đóng cửa trên mức này, nhiều khả năng giá sẽ sớm hướng đến vùng giá 15.60 – 15.80.

Giá bông kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tuần vừa rồi tăng rất mạnh 5.71% và cũng chấm dứt chuỗi 6 tuần giảm liên tiếp trước đó. Giá đã giảm đến gần 15% kể từ cuối tháng 2 đến nay, vì thế việc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) bất ngờ giảm mạnh dự báo tồn kho bông Mỹ trong niên vụ 20/21 từ 4.2 về mức 3.9 triệu kiện và các số liệu bán hàng tích cực trước đó đã hỗ trợ rất lớn cho giá bông.

Về mặt kỹ thuật, giá đã vượt lên trên đường xu hướng giảm kéo dài trước đó, và đang gặp lực cản lớn ở đường Tenkan của chỉ báo Ichimoku cùng với đường MA20. Ở bên dưới, lực mua ở đường Kijun tại vùng giá 80.50 không quá mạnh nhưng mức hỗ trợ tâm lý 80 cents sẽ giúp giá bông khó giảm về dưới mức này trong ngắn hạn. Chúng tôi dự đoán giá sẽ đi ngang trong khoảng 81.00 – 83.00 đầu tuần này để chờ các thông tin mới.

Tất cả các mặt hàng công nghiệp tăng ngoại trừ đườngTất cả các mặt hàng công nghiệp tăng ngoại trừ đường
[Dự báo] Các mặt hàng công nghiệp có thể tiếp tục diễn biến trái chiều trong tuần này[Dự báo] Các mặt hàng công nghiệp có thể tiếp tục diễn biến trái chiều trong tuần này
Gói cứu trợ kinh tế có thể hỗ trợ giá các mặt hàng công nghiệp trong tuần nàyGói cứu trợ kinh tế có thể hỗ trợ giá các mặt hàng công nghiệp trong tuần này

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đức Huy

Tin: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mxv)