Các kế hoạch khí đốt mới của Ba Lan sẽ khó đạt mục tiêu 0 ròng
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Ba Lan chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng than đá, có kế hoạch tăng hơn gấp đôi công suất phát điện từ khí đốt hiện có lên hơn 8 gigawatt (GW) vào năm 2030, coi khí đốt là nhiên liệu chuyển tiếp trước khi chuyển sang năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.
Carbon Tracker đã phân tích khả năng tài chính của 5 nhà máy khí đã được lên kế hoạch với công suất tổng hợp là 3,7 GW sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2023 đến năm 2027, cao hơn gấp đôi công suất đốt khí hiện tại của Ba Lan.
Họ đã tính toán chi phí năng lượng bình đẳng, chi phí trung bình của mỗi đơn vị năng lượng được tạo ra trong suốt thời gian tồn tại của mỗi nhà máy đối với năng lượng tái tạo mới và đối với năm dự án khí.
Báo cáo cho biết cả 5 dự án sẽ được đầu tư tốn kém hơn so với các trang trại gió mới trên bờ, ngoài khơi hoặc các trang trại năng lượng mặt trời.
Theo báo cáo của Carbon Tracker, các nhà máy khí đốt chỉ có hiệu quả kinh tế do được trợ cấp cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác, điều này sẽ khiến người nộp thuế phải trả khoảng 4,4 tỷ USD, và kế hoạch này nên bị hủy bỏ, báo cáo của Carbon Tracker cho biết.
Trong kế hoạch chính sách năng lượng của mình, Ba Lan cho biết có tiềm năng phát triển khoảng 6 GW gió ngoài khơi vào năm 2030, tăng lên 11 GW vào năm 2040. Nước này hiện có gần 7 GW công suất gió được lắp đặt trên bờ và khoảng 6,7 GW năng lượng mặt trời.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chivy
- Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
- Tiềm năng điện gió Việt Nam: Phân bố rõ rệt theo vùng, mở rộng từ đất liền ra biển khơi
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Hợp tác Năng lượng Xanh Việt - Trung - ASEAN hướng tới Net Zero 2050
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững