Các chiến lược khử carbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại

17:01 | 10/01/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Sự tập trung mạnh mẽ vào môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp (ESG) và năng lượng tái tạo được coi là lý do chính khiến các cổ phiếu Big Oil của châu Âu, bao gồm BP và Shell, đang ngày càng tụt lại so với các công ty cùng ngành ở Mỹ về vốn cổ phần, theo Oil Price.
Tín hiệu khả quan về chiến lược khử carbon tại Châu Á - Thái Bình DươngTín hiệu khả quan về chiến lược khử carbon tại Châu Á - Thái Bình Dương
Nhật Bản đầu tư hàng tỷ USD vào nguồn cung cấp hydro cho quá trình khử carbonNhật Bản đầu tư hàng tỷ USD vào nguồn cung cấp hydro cho quá trình khử carbon
Các chiến lược khử cacbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại
Ảnh minh họa (Nguồn: Shutterstock)

Vào tháng 2/2020, Tập đoàn dầu khí đa quốc gia BP Inc. của Anh đã công bố một mục tiêu đầy tham vọng là trở thành công ty phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua việc tích cực cắt giảm sản lượng dầu khí và cũng thực hiện một trong những kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo lớn nhất trong ngành.

Vào tháng 4 cùng năm, giữa lúc giá dầu lao dốc, Shell Plc đã cảnh báo rằng nhu cầu dầu thô toàn cầu đã bị phá hủy vĩnh viễn và dẫn đến đợt cắt giảm cổ tức lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Một năm sau, tòa án Hà Lan yêu cầu Shell cắt giảm lượng khí thải nhà kính mạnh hơn và nhanh hơn mặc dù trước đó công ty đã cam kết cắt giảm 20% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và xuống mức 0 vào năm 2050. Cụ thể, tòa án ở The Hague đã yêu cầu Shell cắt giảm giảm phát thải 45% vào năm 2030 so với mức năm 2019.

Mất dần sức hút

Các chiến lược khử cacbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)

Thật không may, quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu đang tỏ ra khó khăn hơn dự kiến, kết hợp với những lo ngại ngày càng tăng về chi phí và lợi nhuận, đang buộc các Big Oil phải điều chỉnh lại mục tiêu khử carbon của họ để phù hợp với thực tế thị trường.

Năm ngoái, BP đã công bố một chiến lược khử carbon mới đòi hỏi giảm tốc độ cắt giảm các khoản đầu tư vào thượng nguồn và loại bỏ các kế hoạch thu hẹp hoạt động lọc dầu trước đây; tập trung nhiều hơn vào nhiên liệu sinh học và hydro có lợi nhuận cao hơn cũng như năng lượng gió ngoài khơi; và chi tiêu cao hơn cho cả dầu khí và cắt giảm carbon.

Theo công ty, chiến lược mới sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho cổ đông, đặc biệt quan trọng đối với công ty sau khi cắt đứt quan hệ với Rosneft của Nga. Gần 20% cổ phần tại Rosneft của BP đã giúp tăng thêm vài tỷ USD vào lợi nhuận của công ty.

Các chiến lược khử cacbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại
Logo BP được nhìn thấy tại một trạm xăng ở Pienkow, Ba Lan (Nguồn: Reuters)

Hơn thế nữa, sự bùng nổ đầu tư vào ESG trong những năm qua, một cú hích khác đối với nỗ lực khử carbon, đã phá sản. Đầu tư vào ESG tăng đột biến vào năm 2020 - 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 với giá dầu thấp thúc đẩy nhiều khoản đầu tư hơn vào các dạng năng lượng khác ngoài nhiên liệu hóa thạch, trong khi các nhà quản lý quỹ cố gắng tỏ ra có ý thức hơn về khí hậu.

Tuy nhiên, đợt bùng nổ giá dầu mới nhất, phản ứng chính trị dữ dội chống lại ESG do các chính trị gia Đảng Cộng hòa lãnh đạo cũng như những tuyên bố về việc tẩy xanh đã khiến hoạt động đầu tư vào ESG mất đi nhiều ánh hào quang.

Thật vậy, dữ liệu của LSEG Lipper cho thấy rằng trong 11 tháng đầu năm 2023, các quỹ ESG chỉ thu được 68 tỷ USD tiền gửi ròng mới, giảm mạnh so với 158 tỷ USD vào năm 2022 và 558 tỷ USD năm 2021, Energy Intel báo cáo.

Các chiến lược khử cacbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại
Dòng tiền ra vào các quỹ ESG toàn cầu (đơn vị triệu USD) (Nguồn: Reuters)

Sự tập trung mạnh mẽ vào ESG và năng lượng tái tạo được coi là lý do chính khiến các cổ phiếu Big Oil của châu Âu, bao gồm BP và Shell, đang phải đối mặt với việc khoảng cách vốn cổ phần ngày càng gia tăng đáng kể so với các công ty tại Mỹ.

Quá nhiều năng lượng tái tạo có thể gây tác dụng ngược

Sẽ rất thú vị để xem liệu các công ty dầu khí lớn ở châu Âu này có bắt đầu áp dụng chiến lược khử carbon hay không.

Năm ngoái, Giám đốc điều hành Exxon Mobil Darren Woods đã kêu gọi các công ty ngừng tập trung vào một số nguồn năng lượng nhất định, chẳng hạn như năng lượng tái tạo, để bảo vệ khí hậu, đồng thời cảnh báo rằng sẽ là một “sai lầm lớn khi chọn ra kẻ thắng, người thua và tập trung vào một số công nghệ cụ thể”, theo Business AMBE.

Các chiến lược khử cacbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại

Ông cũng lập luận rằng nỗ lực nhanh chóng thoát khỏi dầu khí ngay lập tức có thể là thảm họa đối với năng lượng sạch. Ông cũng cảnh báo rằng việc sản xuất ít LNG hơn có thể dẫn đến gia tăng nhu cầu về nhiên liệu bẩn hơn như than đá.

Theo vị giám đốc, châu Âu nên học theo cách tiếp cận của Mỹ đối với chính sách khí hậu, đồng thời nói thêm rằng lục địa này có nguy cơ khiến các công ty rời bỏ do quản lý quá mức. Ông Woods cũng nói với Bloomberg rằng các công nghệ thu giữ carbon khác nhau đang được phát triển ở Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực khử carbon toàn cầu.

Trở lại tháng 4/2023, ông đã quảng cáo về hoạt động kinh doanh carbon thấp đang phát triển của Exxon, nói rằng hoạt động này có tiềm năng tạo ra hàng trăm tỷ doanh thu và thậm chí còn vượt trội so với hoạt động kinh doanh dầu khí truyền thống trong những thập kỷ tới.

Ông cho rằng hoạt động kinh doanh này có thể phát triển để tạo ra doanh thu hàng chục tỷ USD sau 10 năm phát triển.

Các chiến lược khử cacbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại
Hệ thống thu hồi carbon của Exxon Mobil tại dự án hydrogen của Honeywell (Nguồn: Honeywell)

Chủ tịch bộ phận kinh doanh carbon thấp của Exxon Dan Ammann cho biết: “Hoạt động kinh doanh này sẽ hơi khác một chút so với hoạt động kinh doanh cơ bản của Exxon Mobil. Nó sẽ ổn định hơn hoặc ít mang tính chu kỳ hơn nhiều”.

Năm ngoái, Exxon Mobil đã ký hợp đồng dài hạn với công ty khí công nghiệp Linde Plc. liên quan đến việc vận chuyển và lưu trữ vĩnh viễn tới 2,2 triệu tấn CO2/năm từ nhà máy của Linde.

Exxon không đơn độc

Tháng 2 năm ngoái, gã khổng lồ dịch vụ mỏ dầu Schlumberger Ltd đã thảo luận về đơn vị SLB New Energy mới thành lập của mình, công ty sẽ tập trung vào các lĩnh vực như giải pháp carbon, hydro, lưu trữ năng lượng, địa nhiệt/địa năng lượng và các khoáng sản quan trọng.

Các chiến lược khử cacbon đầy tham vọng của Big Oil đã thất bại
Ảnh minh họa hệ thống lưu trữ năng lượng của SLB (Nguồn: Technology Catalogue)

Mỗi lĩnh vực đều có thị trường tối thiểu là 10 tỷ USD, theo báo cáo của Bloomberg NEF.

Trong khi đó, nhiều Big Oil sẽ được hưởng lợi từ khoản trợ cấp trị giá 7 tỷ USD từ chính phủ Mỹ như một phần của luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng để xây dựng 7 trung tâm hydro trong khu vực.

Đỗ Khánh

Oil Price

vietinbank
thaco